Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện 3 lần hoãn cưới của vợ chồng bác sĩ Trường Sa

Ba lần hoãn cưới là ba lần nước mắt ngắn nước mắt dài nhưng chị Hiển vẫn cố kìm nén, thề một lòng một dạ đợi người yêu hết công tác quay về làm đám cưới.

Ba lần “cưới hụt”

Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hiển (51 tuổi) trong ngôi nhà nhỏ tại Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội khi gia đình vừa dùng xong bữa cơm tối và đang quây quần bên nhau xem tivi. Biết có khách đến, chị niềm nở mời nước, rồi bồi hồi nhớ lại quá khứ cách đây 26 năm.

Thụy Sĩ sản xuất đồng hồ phiên bản Hoàng Sa, Trường Sa

Hãng đồng hồ Candino (Thụy Sĩ) sản xuất 1.888 phiên bản đồng hồ đặc biệt (388 chiếc cho nữ, 1.500 chiếc cho nam) mang thông điệp "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Khi ấy, chị vẫn là cô thiếu nữ xinh đẹp nhất làng, có nhiều chàng trai theo đuổi nhưng vẫn quyết lấy anh Trần Văn Phụng (sinh năm 1957) là chồng của chị bây giờ. Tuy nhiên, để được đến với người mình yêu, tình yêu của anh chị vượt qua không biết bao nhiêu sóng gió. 

 

Ba lần hoãn cưới là ba lần chị buồn, nước mắt ngắn nước mắt dài nhưng chị vẫn cố kìm nén, thề một lòng một dạ đợi người yêu hết công tác quay về làm đám cưới.

Nhớ lại từ những ngày đầu yêu nhau, chị Hiển kể: “Tôi và anh quen nhau năm 1985, khi anh đang thực tập quân sự tại Mễ Trì. Ngày ấy, tôi yêu hình ảnh anh bộ đội lắm nên khi gặp anh, tôi đã có cảm tình ngay. 

Chị Hiển cho biết chị đã có “của để dành” là 3 đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo.
Chị Hiển cho biết chị đã có “của để dành” là 3 đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo.

Màu xanh áo bộ đội đã giúp anh "loại" được không biết bao nhiêu "tình địch" hồi ấy (chị Hiển và anh Phụng cùng cười). Rồi anh nhận một bà cụ sống một mình trong làng làm mẹ nuôi.

Bà cụ quý anh lắm, chỉ muốn anh lấy vợ ở đây rồi về ở cùng với cụ. Tới năm 1986, khi biết anh có ý định lấy tôi, bà mừng lắm nhưng đến tháng 10 chúng tôi chỉ dạm hỏi mà chưa cưới được vì năm đó tôi chưa đẹp tuổi lấy chồng. Anh lại xuống Quảng Ninh công tác còn tôi vẫn tiếp tục làm công nhân cơ khí. 

Lần hoãn cưới thứ nhất này tôi cùng hơi buồn một chút song tôi nghĩ chả mấy mà sang năm sau chúng tôi sẽ thành vợ, thành chồng”.

Chị Hiển kể tiếp, lần thứ 2 hoãn cưới là vào tháng 8/1987. Khi đang chuẩn bị làm đám cưới thì anh Phụng nhận lệnh đi công tác vào vùng 3 hải quân, cùng 4 đoàn tàu lữ đoàn 172 vào cảng Tiên Sa. Lúc này, Trung Quốc đã cho thăm dò ngoài Trường Sa nên việc hoãn công tác là không thể.

Năm 1988, anh Phụng được nghỉ phép và dự tính ra Tết sẽ làm đám cưới. Anh mang thiệp mời xuống Lữ đoàn bệnh xá 172, báo cáo cán bộ phụ trách sẽ tổ chức đám cưới, nhưng đúng lúc này cán bộ phụ trách cũng trao quyết định đi công tác Trường Sa gấp cho anh.

“Lúc anh báo tin về cho tôi và gia đình, nói lại phải hoãn cưới thì trước mắt tôi như sụp đổ hoàn toàn. Tôi nghĩ lần thứ 2 hoãn cưới cũng đã buồn lắm rồi, giờ lần thứ 3 lại hoãn cưới thì đúng là chúng tôi không có duyên, phận với nhau. Tôi buồn không nói lên lời.

Lúc chia tay anh ra đảo là tháng 10/1988, anh đã nói với tôi rằng, có lẽ là không cưới được nhau thật vì lần này đi chưa chắc anh đã trở về, nếu ở nhà tôi có yêu thương ai thì cứ lấy làm chồng, anh sẽ không trách tôi là người phụ tình còn ở ngoài đảo xa thì sẽ không có chuyện anh yêu người khác.

Tôi thấy tủi thân vô cùng như bị bỏ rơi vậy. Ở quê, đã dạm hỏi trầu cau thì cũng coi nhau như vợ chồng rồi vậy mà anh lại nói thế, nhưng tôi hiểu anh cũng buồn lắm, anh sợ tôi chờ đợi lâu rồi thành lỡ thì mà anh thì đi không hẹn ngày về”.

Tình yêu vượt ngàn thử thách sóng gió

Sau ngày tiễn người yêu ra đảo Trường Sa Lớn, chị Hiển trở về mà nước mắt nhòe đi. Những ngày sau đó, thấy chị buồn, thui thủi một mình, nhiều bạn bè cũng khuyên chị nên tìm “mối” khác để không lỡ tuổi xuân nhưng trong lòng chị chưa một lần có ý nghĩ sẽ thay lòng đổi dạ với anh Phụng. 

Vậy là, một người trong đất liền, một người ngoài đảo xa vẫn trao cho nhau những cánh thư mà gửi cả mấy tháng trời mới tới tay người nhận.

Làm VAC kiểu lính Trường Sa

Trên đảo các chiến sĩ ngoài thời gian làm nhiệm vụ sẽ phân chia nhau trồng và chăm sóc rau, chăm sóc gà, chó, cá theo mô hình VAC như trên đất liền.

“Trong những lá thư giờ tôi vẫn còn giữ, anh kể về cuộc sống khó khăn ngoài đảo còn tôi kể về công việc, cuộc sống của cả hai bên gia đình trong đất liền. Qua những bức thư, tôi lại thấy có thêm niềm tin để chờ đợi. Một lá thư mà tôi đọc mấy chục lần, thuộc làu làu từng dấu chấm, dấu phẩy. 

Nhà chỉ có một bóng đèn, tôi thắp đèn dầu để đọc. Trước kia, anh nói không biết viết thư mà sao đọc thư tôi thấy anh viết tình cảm lắm, lần nào đọc cũng vừa cười vì hạnh phúc nhưng cũng khóc vì nhớ nhung. Tôi vẫn âm thầm chờ đợi anh trở về để làm đám cưới.

Năm 1988, khi nghe tin dữ 64 chiến sĩ công tác ngoài đảo Gạc Ma hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, tôi như ngã quỵ, không biết trong số đó có anh không. Ngày ấy, cả làng chỉ có cái loa công cộng, tình cờ vào khoảng 9h30 sáng hôm ấy, tôi nghe được bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam: “Bác sĩ trẻ Trần Văn Phụng mổ thành công ca ruột thừa đầu tiên ngoài đảo Trường Sa bằng dao lam…”. Nghe đến đây, tôi mới biết anh còn sống.

Bố anh vui mừng đến mức ông cụ đã đi từng nhà trong làng để khoe tin này. Tôi lại có thêm hi vọng để chờ đợi chứ trước đó tôi nghĩ mình sẽ lên chùa đi tu nếu anh ra đi vĩnh viễn”, chị Hiển nở nụ cười hiền nhớ lại.

Tháng 5/1989, anh Phụng kết thúc công tác trở về. Ngày gần trở về, anh còn viết bức thư trêu đùa chị khiến chị khóc hết nước mắt. Anh Phụng nói đã lấy vợ người Nha Trang, chị hãy đi lấy người khác, đừng đợi anh nữa. Nghĩ số mình hẩm hiu, lúc đó chị Hiển chỉ biết trách số phận, trách ông trời không thấu hiểu lòng chị.

Một tháng sau, khi anh Phụng lên thăm gia đình, chị nghĩ giữa hai người vẫn còn tình bạn nên chúc anh hạnh phúc bên vợ. Đột nhiên, anh Phụng cười nắc nẻ, nắm tay chị và nói là anh đùa, lần này kết thúc công tác, anh về để tổ chức đám cưới.

Chị Hiển vừa mừng vừa giận anh, tựa vào vai anh, chị mới thấy lòng bình yên sau bao nhiêu năm vò võ chờ đợi. Vậy là ngày 22/6/1989, sau 3 lần hoãn hôn, đám cưới của anh chị mới diễn ra.

Tuy nhiên, đôi vợ chồng trẻ chưa kịp bén hơi nhau thì 2 tháng sau anh Phụng lại nhận công tác ngoài đảo Sinh Tồn Đông.

“Ngày trở về, tôi không cầm được nước mắt khi thấy dáng vợ gầy gò, bế con gái ra đầu ngõ đứng đón. Cô ấy đã hy sinh cho tôi quá nhiều. Những ngày tôi công tác xa nhà, cô ấy mang nặng đẻ đau một mình, một mình chăm lo hai bên gia đình.

Chính vì vậy, năm 1991, tôi xin phục viên về gắn bó với dân làng, vợ con, gia đình. Tôi nghĩ không phục vụ trong quân đội thì mình phục vụ bà con nhân dân, đâu đâu cũng là tổ quốc mình mà thôi”, anh Phụng tâm sự.

Ngồi bên cạnh, chị Hiển nắm tay chồng tâm sự thêm: “Ngày bụng mang dạ chửa một mình, tôi chỉ biết viết nhật kí và viết thư cho anh ấy. Trong buồng không có đèn điện, tôi thắp đèn dầu để viết. Có những lần viết thư cho anh mà mắt tôi cứ nhòe đi, ướt hết tờ giấy. Nhận được thư anh, tôi thấy quý hơn vàng. Nghe anh kể chuyện trong thư mà cứ như hai chúng tôi đang ngồi trò chuyện với nhau vậy.

Có lần đang cấy lúa ngoài đồng, thấy cô văn thư báo có thư từ anh là tôi chẳng còn thiết việc gì nữa, lên ngay bờ, kiếm chỗ ngồi mà “nghiến ngấu” bức thư ấy. Hiện chúng tôi đã có “lưng vốn để dành” là 3 cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo. 

Ước mơ dang dở của chiến sĩ 20 tuổi vừa hy sinh

Ra đi khi mới tròn 20 tuổi, chiến sĩ Trương Văn Tú bỏ lại ước mơ đeo đuổi nghề y. Bà con lối xóm nghe tin ai cũng tiếc thương cho chàng trai trẻ hiếu thuận, lễ phép.

Cháu lớn sinh năm 1990, tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, có công ăn việc làm ổn định. Cháu gái thứ hai sinh năm 1995, hiện đang là sinh viên năm thứ nhất đại học, còn cháu trai thứ ba sinh năm 2005”.

Từ ngày phục viên trở về, anh Phụng được bà con nhân dân yêu quý, tín nhiệm bầu làm Trạm trưởng trạm y tế xã Từ Liêm. Còn chị Hiển, sau khi tốt nghiệp Trường cơ khí ôtô Hà Nội, chị trở thành công nhân có tay nghề cao được nhận vào Trung tâm công nghệ Học viện kỹ thuật quân sự để hướng dẫn, giảng dạy cho sinh viên. Hiện nay, chị đang là thiếu tá chuyên nghiệp, công tác tại Học viện kỹ thuật quân sự.

"9h30 sáng hôm ấy, tôi nghe được bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam: “Bác sĩ trẻ Trần Văn Phụng mổ thành công ca ruột thừa đầu tiên ngoài đảo Trường Sa bằng dao lam…”. Nghe đến đây, tôi mới biết anh còn sống. Bố anh vui mừng đến mức ông cụ đã đi từng nhà trong làng để khoe tin này. Tôi lại có thêm hi vọng để chờ đợi chứ trước đó tôi nghĩ mình sẽ lên chùa đi tu nếu anh ra đi vĩnh viễn”.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/chuyen-3-lan-hoan-cuoi-cua-vo-chong-bac-si-truong-sa-mo-ruot-thua-bang-dao-lam-288466.bld

Theo Đồng Tâm/ Lao động

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm