Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chụp hình ngôi sao phát nổ từ 10 tỷ năm trước

Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa chụp được hình ảnh một ngôi sao phát nổ nằm cách trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, vào đúng thời điểm vũ trụ bắt đầu hình thành.

Chụp hình ngôi sao phát nổ từ 10 tỷ năm trước

Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa chụp được hình ảnh một ngôi sao phát nổ nằm cách trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, vào đúng thời điểm vũ trụ bắt đầu hình thành.

Tại thời điểm đó, những ngôi sao được sinh ra và chết đi với tốc độ chóng mặt.

Hình ảnh ngôi sao phát nổ từ 10 tỷ năm trước.

Do nằm ở quá xa trái đất, những hình ảnh từ vụ nổ trên phải mất tới 10 tỷ năm để truyền tới địa cầu. Dù vậy, giá trị thiên văn mà hình ảnh do kính thiên văn Hubble vừa chụp lại vẫn được đánh giá rất cao. Nó không chỉ cho thấy sự giãn nở của vũ trụ mà bức hình còn là cái nhìn hoàn hảo về quá khứ, khi sự sống còn chưa tồn tại trên trái đất.

Ngoài ra, quan sát được vụ nổ từ hơn 10 tỷ năm trước còn cho con người một cái nhìn khác về sự hình thành vũ trụ cũng như hiểu thêm về năng lượng tối bí ẩn, chiếm 75% thể tích không gian. Đây chính là nguồn năng lượng khiến vũ trụ của chúng ta ngày càng mở rộng và trở nên bí ẩn hơn.

Siêu tân tinh SN UDS10Wil vừa phát nổ còn được coi là thước đo cho khoảng cách giữa vũ trụ bởi nó là ngôi sao xa xôi nhất từng được con người quan sát.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm