Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuỗi ngày căng thẳng ở Nhà trắng và ngày cuối của Việt Nam Cộng hòa

Là nhiếp ảnh gia của Tổng thống G. Ford, David Hume Kennerly đã ghi lại chuỗi ngày căng thẳng ở Nhà trắng vào tháng 4/1975 và những ngày cuối của chính quyền Việt Nam Cộng hoà.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 1

Một chiếc tàu lớn chở hàng nghìn binh lính của Việt Nam Cộng hòa chạy khỏi Đà Nẵng, ngày 30/3/1975.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 2

Nguyễn Văn Thiệu tại văn phòng của ông ta trong Dinh Tổng thống ở Sài Gòn, ngày 3/4/1975. Khi chụp bức ảnh này, David Hume Kennerly đã tự hỏi, không biết ông ta sẽ còn ngồi trên chiếc ghế đó bao lâu nữa.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 3

Ngày 5/4/1975, F. Weyand thuyết trình với Tổng thống G. Ford về tình hình ở miền Nam Việt Nam. Ông ta không lạc quan, nhưng hy vọng rằng có thể chặn đứng Quân giải phóng, nếu Quốc hội Mỹ phê chuẩn thêm viện trợ.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 4

Ngày 9/4/1975, Quân giải phóng đã tiến sát Sài Gòn hơn. Giám đốc CIA William Colby và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Schlesinger đều có vẻ buồn bã trước buổi họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về Đông Dương.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 5

Ngày 11/4/1975, Tổng thống G. Ford bày tỏ sự lo lắng sau khi ra lệnh thi hành chiến dịch Eagle Pull, nhằm di tản tất cả người Mỹ ra khỏi Campuchia. Ngày 21/4, Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H. Kissinger đặt tiêu điểm vào các vấn đề tiếp diễn tại Việt Nam. Ngày 23/4, trong bài diễn văn đọc trước sinh viên đại học Tulane, Tổng thống lần đầu công khai rằng cuộc chiến tranh đã chấm dứt.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 6

Ngày 24/4/1975, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Schlesinger cho hay khoảng 1.700 người Mỹ ở Sài Gòn. Tổng thống G. Ford nói muốn rút xuống còn 1.090 người vào hôm sau. Ngày 28/4/1975, trong phiên họp Hội đồng An ninh Quốc gia, tổng thống quyết định di tản những người còn lại bằng không vận.

Giai phong mien Nam 30/4 anh 7

22h33 ngày 28/4/1975, nước Mỹ đã thua trận tại Việt Nam. Gánh nặng của thực tế đó được thể hiện rõ ràng khi Tổng thống G. Ford nói chuyện với Jim Schlesinger và ra lệnh thi hành Chiến dịch Cơn gió thường xuyên, cuộc di tản cuối cùng những người Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Thông tin và ảnh trích từ sách Những biên bản cuối cùng tại Nhà trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa, của NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2019.

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn làm gì sau ngày 30/4/1975?

Dù vui mừng với chiến thắng ngày 30/4/1975, nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn vẫn chưa được phép lộ diện.

Vi sao phu nu can di lam? hinh anh

Vì sao phụ nữ cần đi làm?

0

Ở góc độ xã hội: Một tập thể có sự đa dạng về giới, tức là nếu có thêm phụ nữ, thì sẽ giúp tập thể đó có được nhiều góc nhìn đa chiều hơn.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm