Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán SSI lãi hơn 2.000 tỷ đồng

Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực khi thị trường chứng khoán lao dốc, SSI vẫn ghi nhận mức lãi trước thuế cao thứ hai trong lịch sử hoạt động với 2.110 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (Mã: SSI) vừa thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2022 với tổng doanh thu giảm 46% so với cùng kỳ, còn 1.465 tỷ và lợi nhuận trước thuế đi lùi 77%, còn gần 289 tỷ.

Dù vậy, nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong những quý đầu năm, tính chung cả năm, nhà môi giới chứng khoán này vẫn ghi nhận tổng doanh thu đạt 6.528 tỷ và lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 2.110 tỷ đồng. Kết quả này chỉ thấp hơn mức lãi kỷ lục 3.365 tỷ đồng của năm 2021.

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THEO NĂM CỦA SSI

Nhãn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Lãi trước thuế Tỷ đồng 928 1064 1057 1405 1623 1106 1558 3365 2110

Xét theo cơ cấu, mảng dịch vụ chứng khoán vẫn là nguồn thu lớn nhất của SSI, mang về 3.564 tỷ đồng. Công ty cho biết đã quản trị rủi ro chặt chẽ, số lượng tài khoản mở mới trong năm vừa qua tăng 40%, tổng giá trị bán giải chấp ở mức thấp so với mặt bằng chung.

Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động đầu tư cũng đóng góp hơn 2.069 tỷ đồng cho SSI và mảng nguồn vốn và kinh doanh tài chính thu về 635 tỷ đồng, nhờ ưu thế về quy mô nguồn vốn và phân bổ danh mục an toàn.

Hoạt động quản lý quỹ năm vừa qua của SSI ghi nhận doanh thu xấp xỉ 165 tỷ đồng với việc cung cấp các sản phẩm quỹ mở, quỹ ETF, dịch vụ ủy thác đầu tư cho khách hàng…

Tính đến hết quý IV/2022, Chứng khoán SSI có quy mô tổng tài sản 52.226 tỷ đồng. Phần tài sản chủ yếu nằm ở khoản mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ gần 30.500 tỷ đồng và các khoản cho vay margin hơn 11.000 tỷ đồng.

Trong nước, các công ty chứng khoán năm qua chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi thị trường chung biến động mạnh. VN-Index trong nửa đầu năm vẫn giao dịch ở mức kỷ lục hơn 1.536 điểm nhưng sau đó lao dốc không phanh về cuối năm, có lúc mất hơn 43% giá trị từ vùng đỉnh.

Chỉ số chứng khoán VN-Index kết thúc năm 2022 ở mức 1.007,09 điểm, giảm 32,8% so với thời điểm cuối năm 2021. Thanh khoản trên HoSE diễn biến ảm đạm khi giá giao dịch bình quân phiên đạt 17.004 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Vốn hóa trên sàn HoSE theo đó bốc hơi 31% chỉ còn xấp xỉ 4 triệu tỷ đồng.

Thị trường đảo chiều xấu đột ngột khiến nhiều nhà môi giới chứng khoán cũng bị mất lợi nhuận đáng kể, thậm chí đã có những đơn vị kinh doanh báo lỗ trong quý cuối năm như VNDirect, KBSV, Chứng khoán VIX...

Thị phần môi giới chứng khoán SSI, VCSC, Mirae Asset tăng mạnh

Nhóm công ty dẫn đầu về thị phần môi giới trên HoSE có nhiều biến động trái chiều quý cuối năm 2022, với nhóm SSI, VCSC, Mirae Asset đi lên còn VPS, TCBS giảm mạnh.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm