Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa

Tuần trước, Phố Wall trải qua một trong những tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm 2022. Bước sang phiên giao dịch đầu tuần, các thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ. 

Bước sang phiên giao dịch ngày 13/6, các hợp đồng tương lai gắn với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 600 điểm, tương đương 2%. Chỉ số Nasdaq 100 tương lai - thiên về công nghệ - lao dốc 3%, còn chỉ số S&P tương lai giảm 2,5%.

Tuần trước, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 1. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 4,6% và 5,1%. Riêng chỉ số Nasdaq mất 5,6%.

Riêng trong phiên giao dịch hôm 10/6, chứng khoán Mỹ đã chao đảo sau thông tin lạm phát Mỹ tăng nóng hơn dự kiến. Chỉ số Dow Jones mất 880 điểm, tương đương 2,7%, còn S&P 500 và Nasdaq lao dốc lần lượt 2,9% và 3,5%.

Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 5 của Mỹ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. Lạm phát ở Mỹ được thúc đẩy bởi giá xăng, hàng hóa và dịch vụ tăng vọt.

Thêm vào đó, theo số liệu của Đại học Michigan, chỉ số đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978. Con số này thấp hơn thời điểm làn sóng dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng tài chính và khi lạm phát đạt đỉnh vào năm 1981.

Chung khoan My anh 1

Các thị trường chịu tác động tiêu cực do lo ngại rằng lạm phát tăng nóng sẽ thúc đẩy FED mạnh tay nâng lãi suất. Ảnh: Reuters.

Các dữ liệu được công bố trước cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giới quan sát dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất ít nhất 0,5 điểm phần trăm vào cuộc họp hôm 15/6.

Trước đó, FED đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay, bao gồm một đợt nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào tháng 5.

“Báo cáo CPI tháng 5 cho thấy rất ít dấu hiệu chỉ ra rằng lạm phát đã đạt đỉnh", CNBC dẫn lời ông Ed Yardeni - Chủ tịch Yardeni Research - bình luận. “Tâm lý của nhà đầu tư và người tiêu dùng đều giảm sút", ông nói thêm.

Lo ngại về suy thoái kinh tế và lạm phát đã tác động xấu tới thị trường chứng khoán trong năm nay. Tính tới phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 đã giảm 18,2% so với hồi đầu năm.

Chỉ số Dow Jones và Nasdaq giảm lần lượt 13,6% và 27,5% trong năm nay. Riêng chỉ số Nasdaq lao dốc 30% so với mức cao kỷ lục được thiết lập vào tháng 11/2021.

Lạm phát tăng nóng, kinh tế Mỹ khó thoát suy thoái

Lạm phát tại Mỹ đã tăng kỷ lục vào tháng 5, đẩy tâm lý của người tiêu dùng xuống mức thấp nhất trong 42 năm. Giới quan sát cảnh báo kinh tế Mỹ khó tránh khỏi một cuộc suy thoái.

Giá Bitcoin đột ngột giảm mạnh

Đà bán tháo trên các thị trường tài chính Mỹ đã lan sang tiền mã hóa. Giá Bitcoin giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm