Sau phiên tăng tích cực hôm qua, thị trường chứng khoán đã quay đầu giảm điểm phiên 16/3. Ảnh: Hoàng Hà. |
Sau khi đón nhận thông tin tích cực từ việc Ngân hàng Nhà nước giảm một số mức lãi suất điều hành từ 15/3, thị trường chứng khoán đã giao dịch với trạng thái hưng phấn trong phiên 15/3, chỉ số VN-Index đã tăng 22,06 điểm (+2,12%), đóng cửa ở mức 1.062,19 điểm và chỉ số HNX-Index tăng 4,46 điểm (+2,2%), chốt phiên ở 207,01 điểm.
Những tưởng tâm lý tích cực này sẽ kéo dài ít nhất đến hết tuần khi động thái đảo chiều lãi suất điều hành của NHNN mang lại rất nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, ngay trong phiên hôm nay (16/3), thị trường chứng khoán đã quay đầu giảm điểm với tác nhân chính từ các cổ phiếu vốn hóa lớn nhóm ngân hàng.
Cụ thể, sau phiên tăng vượt mốc 1.060 điểm hôm qua, chỉ số VN-Index kết phiên hôm nay một lần nữa giảm mất mốc quan trọng 1.050 điểm, hiện cố định ở 1.047,4 điểm, giảm 14,79 điểm (-1,39%). Trên sàn TP.HCM, chỉ số VN30 đại diện 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HoSE cũng giảm 17,39 điểm (-1,63%), đóng cửa ở 1.046,99 điểm.
Các chỉ số đại diện sàn Hà Nội cũng không tránh khỏi xu hướng giảm hôm nay với HNX-Index giảm 2,82 điểm (-1,36%), đóng cửa ở 204,19 điểm và UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-0,74%), chốt phiên ở 76,02 điểm.
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra gần như một phiên trả điểm của thị trường khi sắc đỏ bao phủ trên diện rộng, từ nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép, năng lượng, bán lẻ... Riêng nhóm bất động sản vẫn ghi nhận sắc xanh ở một số cổ phiếu như DXG (Đất Xanh); HDG (Hà Đô); DIG (DIC Corp) nhưng diễn biến chung vẫn là giảm điểm.
TOP CỔ PHIẾU TÁC ĐỘNG TỚI VN-INDEX NHIỀU NHẤT PHIÊN HÔM NAY | |||||||||||||||||||||
Nhãn | VRE | SAB | VPD | DIG | HRC | EIB | STG | CAV | DXG | CTS | HDB | PLX | VCB | VPB | HPG | CTG | VIC | BID | GAS | VHM | |
Đóng góp vào VN-Index | điểm | 0.2622 | 0.2442 | 0.0457 | 0.0393 | 0.0275 | 0.0187 | 0.0176 | 0.0162 | 0.0155 | 0.0154 | -0.3976 | -0.402 | -0.4781 | -0.5831 | -0.6454 | -0.6529 | -0.6668 | -0.6966 | -1.1315 | -1.5939 |
Trên sàn HoSE, bộ cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index hôm nay lần lượt là VHM (Vinhomes); GAS (PV Gas); BID (BIDV); VIC (Vingroup) và CTG (VietinBank). Ngược lại, nhóm cổ phiếu VRE (Vincom Retail); SAB (Sabeco); VPD (Phát triển Điện lực Việt Nam); DIG (DIC Corp) và HRC (Cao su Hòa Bình) là các mã đóng vai trò trợ lực kéo lại chỉ số.
Tương tự, đà giảm của HNX-Index trên sàn HNX cũng được dẫn dắt chính bởi nhóm cổ phiếu PVS (Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam); IDC (Idico); SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội; MBS (Chứng khoán MB) và HUT (Tasco).
Sắc đỏ cũng lấn át nếu xét theo từng nhóm ngành, tại nhóm ngân hàng, duy nhất EIB (Eximbank) ghi nhận sắc xanh ở 20.050 đồng/cp (+0,25%) và NVB (Ngân hàng Quốc Dân); KLB (Kienlongbank); TPB (TPBank); BVB (Vietcapital Bank); NAB (NamABank); ABB (ABBank); VAB (VietABank) đứng giá tham chiếu, còn lại toàn bộ đều chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ngành này đều ghi nhận mức giảm 1-3% như CTG (VietinBank) -1,86%; BID (BIDV) -1,18%; VPB (VPBank) -1,77%; ACB (Ngân hàng Á Châu -1,61%; MBB (MBBank) -1,97%; STB (Sacombank) -2,96%; TCB (Techcombank) -1,65%...
Tương tự, ở nhóm chứng khoán, một loạt cổ phiếu vốn hóa lớn đều ghi nhận mức giảm điểm, trong đó SSI (Chứng khoán SSI) -0,98%; HCM (Chứng khoán HSC) -2,24%; VND (Chứng khoán VNDirect) -1%; MBS (Chứng khoán MB) -3,52%; SHS (Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội) -3,33%.
Chỉ số VN-Index vẫn lình xình quanh vùng 1.050 điểm nhiều tháng gần đây. Nguồn: Tradingview. |
Với nhóm bất động sản, các đại diện vốn hóa lớn như VHM (Vinhomes); NVL (Novaland); KDH (Khang Điền); NLG (Nam Long)… đều giao dịch với giá giảm 1-3%...
Xét trên toàn thị trường, sàn HoSE ghi nhận gần80% số cổ phiếu giảm giá, trong khi tỷ lệ trên sàn HNX cũng là hơn 75%.
Điểm tích cực trong phiên hôm nay là nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng mua ròng 66 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, nhóm nhà đầu tư này đã mua ròng hơn 87 tỷ đồng trên sàn HoSE; bán ròng 2 tỷ đồng trên HNX và bán ròng xấp xỉ 20 tỷ trên UPCoM.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.