Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế gọi người Nhật Bản là người Trung Quốc

Hành động này của Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach đã có một khởi đầu đáng xấu hổ trước chủ nhà Thế vận hội Tokyo 2020 khi gọi người dân Nhật Bản là "người Trung Quốc".

Trong phát biểu đầu tiên từ khi đến Tokyo hồi đầu tháng 7, ông Bach đã cố gắng trấn an công chúng rằng Thế vận hội sẽ không trở thành một sự kiện lây lan Covid-19.

"Mục tiêu chung của chúng tôi là Thế vận hội sẽ diễn ra an toàn và bảo mật đối với tất cả - đối với các vận động viên, các đoàn đại diện, và quan trọng nhất là đối với người dân Trung Quốc... người dân Nhật Bản", ông nói khi bắt đầu cuộc họp với bà Seiko Hashimoto và ông Toshiro Muto, trưởng ban tổ chức và giám đốc điều hành của Thế vận hội Tokyo 2020.

Phiên dịch viên tiếng Anh - Nhật không lặp lại sự việc này, song các bài báo của truyền thông Nhật Bản đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

phat ngon gay tranh cai cua chu tich Olympic anh 1

Thomas Bach, bên trái, nói chuyện với bà Seiko Hashimoto trong cuộc họp tại trụ sở Tokyo 2020. Ảnh: AP/ Takashi Aoyama.

Bach và các quan chức cấp cao khác của IOC cũng bị chỉ trích vì nhấn mạnh rằng Thế vận hội sẽ khai mạc vào ngày 23/7, bất chấp việc lây nhiễm gia tăng và chuyên gia y tế cảnh báo rằng sự xuất hiện của hàng chục nghìn vận động viên, nhà tài trợ, phóng viên và các quan chức có thể gây ra một đợt bùng dịch mới.

Ông cho biết Thế vận hội là "sự chuẩn bị tốt nhất từ trước đến nay" bất chấp vô số thách thức trong công tác hậu cần do đại dịch gây ra: "Người dân Nhật Bản có thể tin tưởng vào tất cả những nỗ lực mà chúng tôi đang thực hiện để đảm bảo Thế vận hội diễn ra suôn sẻ, với tất cả các biện pháp đối phó Covid-19 nghiêm ngặt nhất".

Trước đó, ban tổ chức Thế vận hội ra thông báo cấm khán giả trong nước tại hầu hết địa điểm diễn ra Olympic. Trước đó, ban tổ chức cho phép một số lượng hạn chế người dân đến xem trực tiếp.

Chính phủ yêu cầu mọi người xem Thế vận hội qua tivi để hạn chế nguy cơ lây lan virus: "Chúng tôi yêu cầu người dân ủng hộ các vận động viên tại nhà của mình", Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato cho biết.

Tokyo đã bước vào đợt ban bố tình trạng khẩn cấp thứ 4 vào ngày 11/7 và phải áp dụng các biện pháp bao gồm lệnh cấm đặc biệt đối với việc phục vụ rượu tại quán bar và nhà hàng. Các dịch vụ này cũng phải đóng cửa sớm và những cơ sở từ chối tuân thủ có thể bị phạt. Lệnh hạn chế sẽ được áp dụng cho đến ngày 22/8 - 2 tuần sau khi Thế vận hội kết thúc.

Tokyo ghi nhận mức lây nhiễm cao nhất trong 2 tháng với 950 ca nhiễm mới vào ngày 10/7, đồng thời các chuyên gia cũng cảnh báo biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng dễ dàng hơn. Dù việc triển khai vaccine của Nhật Bản tăng nhanh trong những tuần gần đây, chỉ có khoảng 17% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ.

Olympic diễn ra khi Tokyo rơi vào tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Nhật Bản một lần nữa đặt Tokyo vào tình trạng khẩn cấp trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19.

Tokyo trong tình trạng khẩn cấp, vì sao Olympic không bị hoãn?

Tổ chức Olympic Tokyo vào thời điểm này là thách thức lớn. Tuy vậy, Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) không nghĩ đến phương án hủy bỏ sự kiện này.

Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo

Chính phủ Nhật Bản quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo do số ca Covid-19 tiếp tục gia tăng. Nhiều khả năng Olympic sẽ được tổ chức mà không có khán giả.

Việt Linh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm