Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi lý giải việc chậm giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư rất thấp so với kế hoạch của thành phố và mức trung bình chung của cả nước.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin tại buổi làm việc. Ảnh: Ngô Tùng.

Sáng 17/10, tại TP.HCM, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng đoàn công tác của Chính phủ có buổi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tại TP.HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn cho thành phố là 79.263 tỷ đồng, thành phố đã giao vốn 100% và tính đến thời điểm này đã giải ngân 16.871 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 21,29%. Ông Phan Văn Mãi nhìn nhận tỷ lệ này rất thấp so với kế hoạch của thành phố và mức trung bình chung của cả nước.

Lý giải việc này, ông Mãi nói một phần do đặc thù của thành phố là nguồn vốn lớn và thành phố được đưa vào kế hoạch hai kỳ. Thứ nhất, đầu kỳ trung hạn, Thủ tướng giao cho TP.HCM 142.000 tỷ đồng; đến năm 2023 thành phố đề xuất và mở rộng thêm 107.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn trung hạn là 250.000 tỷ đồng. Theo đó, số lượng vốn tăng hơn 100.000 tỷ nằm ở năm 2023 và đến cuối năm 2023 mới triển khai các kế hoạch chuẩn bị đầu tư, nguồn vốn lớn và bố trí chậm trong trung hạn dẫn đến chuẩn bị đầu tư cũng chậm.

Ông Mãi thông tin, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án rất mất thời gian, chỉ có dự án đường Vành đai 3 làm được nhanh, còn các dự án khác quá trình chuẩn bị đầu tư mất cả năm.

Ngoài ra, một số trường hợp chậm do phải chờ các luật sửa đổi. Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, một vấn đề lớn của thành phố là chờ Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực, việc này cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến độ giải ngân của thành phố.

Về nguyên nhân chủ quan, ông Phan Văn Mãi đánh giá, trong điều hành của UBND thành phố và trách nhiệm, sự phối hợp của các sở, ngành trong giải quyết các thủ tục về chuẩn bị dự án và triển khai dự án còn rất mất thời gian.

Công tác quy hoạch, công tác đất đai cùng các thủ tục khác khi đi vào chi tiết như giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh quy hoạch 1/500, 1/2.000… đều mất nhiều thời gian, có việc hàng tháng trời.

Mặt khác, nguyên nhân cũng đến từ việc điều hành của chủ đầu tư đối với các nhà thầu trong giải quyết những vấn đề như thiếu cát, thiếu nguyên liệu...

“Hai ban quản lý lớn của thành phố là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM. Hai ban này năm nay quản lý khoảng 24.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 vốn của thành phố. Vừa rồi có vướng vào chỗ Công ty Thuận An, các lãnh đạo ban, các giám đốc của các dự án, các bộ phận như tài chính, kế hoạch đều phải trải qua thời gian dài phục vụ cho công tác điều tra nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác điều hành.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, cân nhắc tình hình thực tế, TP.HCM đã họp, giao các Ban quản lý dự án phải làm việc với từng nhà thầu, lên kế hoạch, tiến độ, xác định vấn đề vướng mắc để tháo gỡ. Theo đó, thành phố cũng đã có phân công các sở, ngành, phân công Phó chủ tịch phụ trách tham gia tháo gỡ.

Phan Van Mai TP.HCM anh 1

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Ngô Tùng.

Nhằm đảm bảo mục tiêu giải ngân 95% như kế hoạch đã đề ra cho năm 2024 trong thời gian còn lại, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết một mặt thành phố tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp, đồng thời cũng đề xuất, kiến nghị Thủ tướng quan tâm tháo gỡ thêm, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm như dự án chống ngập 10.000 tỷ.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung thông tin, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho 6 địa phương trong vùng Đông Nam Bộ là hơn 128.580 tỷ đồng.

Theo số liệu giải ngân của Bộ Tài chính, tổng số vốn ước giải ngân đến 30/9 của 6 địa phương trong vùng là hơn 45.594 tỷ đồng, đạt 35,46% kế hoạch.

Bí mật đằng sau trẻ em ăn xin ở TP.HCM - cách nào ngăn chặn?

Dãy nhà trọ trong hẻm trên đường số 1 (phường 16, quận 8, TP.HCM), là nơi tá túc của những gia đình hành nghề ăn xin. Hàng ngày, các em nhỏ bị đẩy ra đường ngửa tay xin tiền...

Tai nạn chết người dưới gầm cầu vượt ở TP.HCM

Tai nạn giữa xe container và xe máy dưới gầm cầu vượt Tân Thới Hiệp, quận 12 (TP.HCM) khiến người đàn ông tử vong, giao thông trên quốc lộ 1 ùn tắc kéo dài hơn 5 km.

Bí mật đằng sau trẻ ăn xin ở TP.HCM - 'Bà trùm' cung cấp vé số

Nhiều ngày thâm nhập, nhóm phóng viên xác định bà S và bạn đồng hương nhận vé số từ một phụ nữ tên X rồi đưa cho con ruột đi bán. Bà X nói là “làm phước” giúp đỡ người nghèo.

Sách hay về TP.HCM

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

https://tienphong.vn/chu-tich-tphcm-phan-van-mai-ly-giai-viec-cham-giai-ngan-dau-tu-cong-post1683115.tpo

Ngô Tùng/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm