Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm và thường xuyên tổ chức hội nghị chuyên trách.
Tại 4 hội nghị trước, các đại biểu đã đóng góp hơn 300 lượt ý kiến khác nhau. Quốc hội đã biểu quyết thông qua 35 dự án, trong đó có 25 dự án được xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, các ý kiến rất xác đáng được tiếp thu đầy đủ.
Với những luật khó như Luật Đất đai vừa qua được xin ý kiến nhiều lần, qua đó chất lượng luật được nâng lên, khi biểu quyết thông qua đạt tỷ lệ tán thành cao.
Tại hội nghị lần 5 này dự kiến sẽ diễn ra trong 2,5 ngày và sẽ cho ý kiến về 8 dự án luật. Các dự án này đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ 6, đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tổng hợp tiếp thu tối đa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đạo các ủy ban phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan. Dù đến giai đoạn hai, trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan chủ trì thẩm tra, tuy nhiên từ đầu nhiệm kỳ, luôn có sự phối hợp chặt chẽ từ sớm từ xa giữa các cơ quan, tổ chức thêm nhiều hội thảo, tọa đàm, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Quốc hội cũng tổ chức làm việc thêm nhiều vòng, nhiều lượt trước khi trình Quốc hội cho ý kiến. Như dự án Luật Thủ đô, Đảng đoàn Quốc hội còn có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Để hội nghị đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến về cơ sở chính trị. Cần chú ý xem các dự án luật đến nay đã quán triệt đầy đủ nghiêm túc, sát đúng các chủ trương của Đảng về các vấn đề liên quan chưa? “Đôi khi chúng ta quá chú trọng đến vấn đề kỹ thuật mà ít để ý đến vấn đề cốt lõi”, ông Vương Đình Huệ nói.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu chuyên trách cho ý kiến về tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Qua đó, cần rà soát xem những vấn đề bổ sung có khác hơn nhiều hơn so với chính sách cũ đã đầy đủ chưa, đã đánh giá tác động đầy đủ chưa.
Đặc biệt, theo Chủ tịch Quốc hội, cần tập trung cho ý kiến về những vấn đề lớn, còn ý kiến khác nhau hoặc phương án khác nhau, dù không nhiều, nhưng có những vấn đề lớn mà chúng ta phải cân nhắc.
Đồng thời, cần rà soát những vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật và điều khoản chuyển tiếp. Bởi 8 dự án luật này, có những dự án luật, chính sách thể chế đặc thù vượt trội khác luật hiện nay, như dự án Luật Thủ đô và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc quán triệt nguyên tắc mà Nghị quyết số 27 của Trung ương đã ban hành. Qua đó, đối với vấn đề đã chín, đủ rõ, có sự đồng thuận nhất trí cao thì quy định trong luật; vấn đề chưa chín, chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì phải tiếp tục nghiên cứu;
Đối với những vấn đề cấp bách, nhưng chưa có sự thống nhất cao, có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì nghiên cứu để có bước đi phù hợp, đó là việc thực hiện thí điểm. “Những gì chưa chín, chưa chắc thì chúng ta thí điểm”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
8 dự án luật cho ý kiến tại hội nghị này, gồm:
Luật Thủ đô (sửa đổi).
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Luật Đường bộ.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam
Chuyến thăm Việt Nam là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho ngoài khu vực châu Âu từ khi ông nhậm chức và chỉ đi thăm Việt Nam, không kết hợp thăm nước khác.
Phê chuẩn nhân sự 2 ủy ban của Quốc hội
Hai đại biểu Quốc hội chuyên trách Trịnh Xuân An và Cao Mạnh Linh được phê chuẩn ủy viên thường trực hai ủy ban của Quốc hội.
Bà Võ Thị Ánh Xuân lần thứ hai giữ quyền Chủ tịch nước
Sau khi Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước.