Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ giải oan cho ‘bầu’ Kiên
“Lúc đầu chúng tôi nghĩ anh Kiên bức xúc vì Hà Nội ACB xuống hạng nên mới phát biểu như vậy, nhưng giờ thì chúng tôi biết anh ấy nói là để giúp bóng đá Việt Nam phát triển”, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho hay.
>>‘Hưởng lương 30 - 50 triệu, trọng tài VN sẽ bớt làm bậy’
>> Các ông ‘bầu’ và VFF tìm ra ‘giải pháp vàng’ cho bóng đá Việt Nam
>> ‘Bầu’ Đức: ‘Arsenal tôi còn mua được thì ngán gì đầu tư!’
>> ‘Bầu’ Kiên: ‘Tôi không bẻ kèo trong vụ Công Vinh’
>> 6 đội bóng kiến nghị thành lập công ty điều hành V-League
VFF đã hiểu nỗi lòng “bầu” Kiên
Cái tên “bầu” Kiên tràn ngập các mặt báo thể thao thời gian qua bởi ông đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử bóng đá nước nhà. Mọi chuyện bắt đầu từ buổi lễ tổng kết mùa giải 2011.
Những buổi tổng kết trước thường diễn ra theo một khuôn mẫu quen thuộc: các đại biểu tới dự nghe bản báo cáo “đẹp lung linh", giơ tay tán thành các đề xuất của VFF rồi vỗ tay tán thưởng và ra về. Tuy nhiên, năm nay, “bầu” Kiên đã khiến khuôn mẫu cũ kỹ của VFF tan tành bằng một bài phát biểu hùng hồn, chỉ ra tất cả các điểm yếu kém của bóng đá Việt Nam, khiến lãnh đạo của VFF “vuốt mặt không kịp”.
Ít ngày sau, ông bầu của Hà Nội ACB lại tự tay viết ra một bản đề án cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phát triển, tập hợp các ông bầu khác tạo ra sức ép không nhỏ khiến VFF buộc phải thông qua đề án này, tạo thành một bước ngoặt lớn trong lịch sử cho bóng đá nước nhà.
"Bầu" Kiên và chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã hiểu nhau |
“Lúc đầu chúng tôi nghĩ anh Kiên bức xúc vì Hà Nội ACB xuống hạng nên mới phát biểu như vậy, nhưng giờ thì chúng tôi hiểu anh ấy vì mục tiêu phát tiển bóng đá nước nhà nên mới làm thế”, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho hay.
“Các ông bầu thực sự muốn đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Họ là những nhà kinh tế giỏi, đã đưa ra lời giải cho bài toán kinh tế phát triển bóng đá nước nhà, vì vậy ban chấp hành VFF đã nhanh chóng thông qua đề án. Đề án này rất khả thi, nếu không làm kịp, chúng tôi sẵn sàng hoãn mùa giải 2012 thêm 1,2 tháng để hoàn tất. Tất nhiên không ai khẳng định chắc chắn mọi thứ sẽ suôn sẻ ngay, nhưng chúng tôi sẽ vừa làm vừa cải thiện”.
VFF thanh minh về việc bán bản quyền truyền hình
Bản quyền truyền hình V-League đã được VFF bán cho AVG trong 20 năm. "Bầu" Kiên cho rằng, VFF đã không tôn trọng các CLB khi quyết định vấn đề này. “Để độc quyền truyền hình lâu như thế sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến bóng đá Việt Nam. Trên thế giới không đâu như thế. Ở khía cạnh kinh tế, 20 năm là quãng thời gian quá dài trong khi một nhiệm kỳ của VFF chỉ có 3 đến 4 năm”.
Trước lời chỉ trích trên, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã phải lên tiếng thanh minh: “Chúng ta đừng bị bó buộc bởi tư tưởng nhiệm kỳ, phải nhìn xa ra một chút. AVG có một kế hoạch phát triển cực kỳ triển vọng và chúng tôi thấy nên nắm bắt cơ hội hợp tác với họ. Nên kết duyên ngay từ khi họ còn hàn vi chứ chờ tới khi họ thành đại gia thì hợp tác hơi khó”.
"VFF nghĩ cho bóng đá Việt Nam nên mới bán bản quyền truyền hình dài như vậy" |
“Trước đây chúng ta phải trả tiền để được truyền hình trực tiếp, rồi được được vài chục triệu/trận vậy mà giờ là vài trăm triệu/trận, đó là bước tiến lớn”.
“Nói thật, trước đây chúng ta nhận được vài tỷ/mùa nhưng đó toàn là nợ khó đòi, còn giờ AVG chuyển liền lúc 6 tỷ, mùa sau là 6,7 tỷ, cứ tăng dần lên. Ngoài ra, họ còn chia cho chúng ta 20% lợi nhuận cơ mà, đó là con số không hề nhỏ. Ngoài ra, AVG cũng đâu có hẹp hòi với các đài địa phương, họ sẵn sàng chia sẻ bản quyền đấy chứ. Nói chung tôi thấy việc hợp tác với AVG rất có lợi cho bóng đá chúng ta”.
Lâm Anh
Theo Bưu Điện Việt Nam