Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch EVN: 'Tập đoàn chưa lãi khủng'

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch EVN, có lãi là điều đáng mừng, nhưng nếu so con số 6.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2012 với tổng tài sản của EVN, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 2%.

 

Chủ tịch EVN: 'Tập đoàn chưa lãi khủng'

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch EVN, có lãi là điều đáng mừng, nhưng nếu so con số 6.000 tỷ đồng lợi nhuận năm 2012 với tổng tài sản của EVN, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 2%.

Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều ngày 15/1, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, lợi nhuận dự kiến năm 2012 của toàn đơn vị đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, trong đó, riêng tập đoàn lãi 100 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lãi khoảng 100 tỷ đồng. Nếu so với doanh thu của tập đoàn là khoảng 143.00 tỷ đồng thì tỷ suất lợi nhuận/doanh thu chỉ đạt khoảng 3-4%, trong khi nếu so với tổng giá trị tài sản mà EVN đang vận hành lên tới 18 tỷ USD, tương đương 360.000 tỷ đồng thì chỉ đạt khoảng 2%. "Số lãi này không thể gọi là khủng... thấp hơn nhiều so với lãi gửi tiết kiệm", ông Vượng cho biết.

Trong 6.000 tỷ này, tập đoàn tiến hành bù lỗ kinh doanh năm 2011 là khoảng 3.500 tỷ đồng. Như vậy, sỗ lỗ treo hoạt động kinh doanh năm 2010 vẫn còn 8.000 tỷ đồng, cộng với lỗ do chênh lệch tỷ giá là 26.000 tỷ đồng thì lỗ lũy kế của EVN còn tới 34.000 tỷ đồng. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nếu điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, tập đoàn kinh doanh có lãi, toàn bộ số lỗ xuất kinh doanh phải được bù hết vào năm 2015, riêng lỗ tỷ giá phải hoạch toán hết trong vòng 2-3 năm tới. "Nếu tình hình kinh tế không được thuận lợi thì đương nhiên phải có cơ chế đặc biệt", Chủ tịch EVN chia sẻ.

Theo ông Vượng, không thể nói rằng EVN tăng giá điện, mà thực tế tập đoàn chỉ đang điều chỉnh theo cơ chế giá thị trường "lúc thị trường lên, giá điện lên, lúc thị trường xuống thì (giá điện) xuống. Bản thân chúng tôi mong có lúc nào đó (giá điện) đi xuống". Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, hiện các nhà máy thủy điện đang thiếu một lượng nước tương đương khoảng 1,5 tỷ kWh, có thể phải tiến hành phát điện bằng dầu, nhưng mỗi kW chạy đầu, tập đoàn chịu lỗ từ 3.000 đồng đến 4.000 đồng. Như vậy, nếu hạn hán tiếp tục diễn ra, có thể năm tới EVN phải chịu lỗ từ điện chạy dầu ít nhất là 4.500 tỷ đồng, và kịch bản giảm giá điện có thể khó xảy ra.

Trần Bình

Theo Infonet

 

Trần Bình

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm