Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ hãng Bia Hà Nội lãi cao nhất 1 năm

Sau quý I thất vọng, kết quả của Habeco đã khởi sắc hơn trong quý II. Dù lợi nhuận giảm 9% so với cùng kỳ xuống 172 tỷ đồng, đây vẫn là mức lãi cao nhất của Habeco trong 1 năm qua.

Habeco báo lãi cao nhất 1 năm. Ảnh: BHN.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, trong quý II/2024, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (HoSE: BHN) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.305 tỷ đồng, tăng gần 11% so cùng kỳ năm 2023. Nhờ cải thiện giá vốn, biên lãi gộp của hãng cũng được nâng từ 25,5% lên 28%.

Trong bối cảnh chi phí quản lý doanh nghiệp gần như đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Các chi phí tài chính và chi phí bán hàng lại tăng cao 31% và 44%.

Diễn biến này khiến lợi nhuận sau thuế của Habeco giảm 9% trong quý II, đạt 172 tỷ đồng. Tuy vậy, đây đã là mức lợi nhuận quý cao nhất trong vòng 1 năm qua của nhà sản xuất bia, nước giải khát này.

Hãng bia dẫn đầu thị trường phía Bắc không lý giải nguyên nhân lợi nhuận đi lùi dù doanh thu lẫn biên lợi nhuận gộp đều tăng. Song, báo cáo tài chính công ty cho biết chi phí bán hàng quý vừa qua đã tăng thêm hơn 100 tỷ đồng, chủ yếu để phục vụ quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ, đã ăn mòn lợi nhuận của công ty.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Habeco tăng 11% lên 3.613 tỷ đồng, nhưng lãi sau thuế vẫn giảm 18% xuống 151 tỷ đồng.

Năm nay, Habeco đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính dự kiến đạt 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn kết quả thực hiện năm trước. Như vậy, sau nửa năm hoạt động, nhà sản xuất Bia Hà Nội đã hoàn thành 55% chỉ tiêu doanh thu và 75% mục tiêu lợi nhuận.

HABECO BÁO LÃI CAO NHẤT 1 NĂM
KQKD hàng quý của Habeco; Nguồn: BCTC DN.
Nhãn I/2023 II III IV I/2024 II
Doanh thu thuần tỷ đồng 1173 2078 2260 2246 1308 2305
Lợi nhuận sau thuế
-4 188 107 64 -21 172

Kế hoạch thận trọng này được doanh nghiệp đặt ra trong bối cảnh môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, thách thức như xung đột địa chính trị trên thế giới kéo dài ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa, gây khó khăn cho hoạt động mua sắm, quản lý nguyên nhiên vật liệu.

Ngoài ra, tình trạng sức mua của người tiêu dùng phục hồi chậm, quy định kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn khi tham gia giao thông khiến tiêu thụ sản phẩm bia, rượu tiếp tục bị ảnh hưởng. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng được dự báo tiếp tục gay gắt.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Habeco tăng nhẹ lên gần 7.300 tỷ đồng. Trong đó, các khoản tiền gửi ngân hàng chiếm 58% tài sản doanh nghiệp.

Mặt khác, nợ phải trả của hãng cũng tăng 19% lên gần 2.200 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận hơn 420 tỷ đồng cổ tức chưa thanh toán cho cổ đông.

Heineken, Sabeco, Carlsberg, Habeco cung ứng bao nhiêu bia mỗi năm?

Suốt nhiều năm qua, các hãng bia dẫn đầu thị phần Việt Nam đã xây dựng hàng chục nhà máy sản xuất, qua đó có khả năng cung ứng cho người tiêu dùng hàng tỷ lít bia/năm.

Bia Hà Nội thua lỗ

Doanh thu tăng gần 12% trong quý I nhưng Habeco vẫn lỗ sau thuế 21 tỷ đồng. Một trong những lý do là công ty đã chi mạnh cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và nhân viên.

Không chỉ Heineken, Sabeco, Habeco và nhiều hãng bia đều đang chật vật

Các nhà sản xuất bia tại Việt Nam đang trải qua chặng đường kinh doanh khắc nghiệt trước những khó khăn của thị trường và tác động của Nghị định 100.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm