Hầu hết máy bay đường dài đều có một cầu thang bí mật dẫn đến một phòng ngủ nhỏ dành riêng cho phi hành đoàn.
Cũng như bao người bình thường, các tiếp viên hàng không cũng có nơi để nghỉ ngơi, nhất là khi làm việc trong những chuyến bay dài. Hầu hết máy bay chở khách như Boeing 777 và 787 đều có một cầu thang bí mật dẫn đến một phòng ngủ nhỏ dành riêng cho phi hành đoàn, điều mà rất ít người biết đến. Ảnh: Emirates.
Phụ thuộc vào mỗi máy bay, nhưng thông thường các khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn được bố trí ẩn sau buồng lái, phía trên khoang hạng nhất, giống như trên chiếc Boeing 777 này. Ảnh: Boeing.
Cầu thang bí mật dẫn lên phòng ngủ nơi phi hành đoàn nghỉ ngơi. Ảnh: Sfgate.
Cầu thang được ẩn sau một cánh cửa bí mật. Chúng thường có thể được tìm thấy gần buồng lái. Để mở được cánh cửa này, họ phải có chìa khóa riêng hoặc một mã số. Ảnh: Airline Reporter.
Một số cabin, phòng ngủ được bố trí thông qua một hầm bí mật trông giống như một thùng chứa trên cao, ví dụ như chiếc Boeing 773 của American Airlines. Ảnh: Airchive.
Đằng sau cánh cửa bí mật là một tờ giấy in quy định dành cho phi hành đoàn. Ảnh: Travel Skills.
Nằm ở tầng trên cùng khá chật chội, phòng ngủ không có cửa sổ với 7-8 giường, phụ thuộc vào từng hãng hàng không. Đây là khu vực nghỉ ngơi trên máy bay Boeing 787 Dreamliner. Các tiếp viên chỉ có thể cúi khom người, không thể đứng thẳng trong căn phòng này. Ảnh: Getty Images.
Phi hành đoàn dường như rất thích thú với các khu vực nghỉ ngơi trên cao của máy bay Boeing 777. Tùy thuộc vào hãng hàng không, phòng ngủ có thể chứa được 6-10 tiếp viên, cũng như không gian cá nhân cho mỗi thành viên phi hành đoàn. Ảnh: Boeing.
Trên máy bay Boeing 777, các phi công có khoang ngủ trên cao của riêng họ với 2 khu vực ngủ rộng rãi, cũng như hai ghế hạng thương gia. Tùy thuộc vào hãng hàng không mà họ còn được bố trí không gian đủ chỗ cho tủ quần áo, bồn rửa hoặc nhà vệ sinh. Ảnh: Boeing.
Những chiếc giường được phân chia bởi các tấm chắn. Ảnh: Flickr.
Trên mỗi giường thường có đèn đọc sách, móc và gương, cũng như một số không gian lưu trữ cá nhân. Thông thường còn đi kèm với chăn và gối, thậm chí cả đồ ngủ. Ảnh: Flickr.
Một số hãng hàng không cao cấp hơn có cả hệ thống giải trí. Một số máy bay, như Boeing 787 Dreamliner của Air Canada, có khu vực ngủ rộng rãi hơn. Ảnh: Reuters.
Các máy bay khác, như chiếc Boeing 773 của American Airlines, những chiếc giường được phân chia dọc theo một lối đi, giống như một con tàu du lịch. Lối đi thấp đến mức bạn phải cúi xuống để đi qua nó. Ảnh: Airchive.
Một số hãng còn bố trí các giường tầng được xếp chồng lên nhau, như chiếc máy bay A380 của Malaysia Airlines này. Ảnh: Airline Reporter.
Trong khi hầu hết phòng ngủ có vẻ ngột ngạt, cabin sang trọng trên chiếc Airbus A380 của Singapore Airlines trông khá thoải mái. Ảnh: Airline Reporter.
Nhà báo David Slotnick của Business Insider đã có những trải nghiệm đặc biệt trên chuyến bay dài nhất thế giới của Qantas Airways, từ New York (Mỹ) tới Sydney (Australia).
Không riêng Long Thành, các sân bay quốc tế hiện đại đều được đầu tư lớn, diện tích hàng nghìn ha, quy hoạch hạ tầng đồng bộ, mang đến nguồn lợi kinh tế - xã hội “khổng lồ”.