Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chó, mèo phải đeo vòng cổ nhận diện khi tiêm vaccine bệnh dại

Toàn bộ đàn chó, mèo trên địa bàn cấp xã của tỉnh Quảng Nam phải được tiêm vaccine dại và phải được đeo vòng cổ để nhận diện (vòng đeo cổ).

Ngày 12/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh dại cho động vật trên địa bàn giai đoạn 2022-2030.

Theo đó, mục tiêu tỉnh đưa ra là kiểm soát được bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi; phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030. Xây dựng ít nhất một vùng an toàn dịch bệnh dại cấp huyện, và ít nhất 3 cơ sở an toàn dịch bệnh dại cấp xã…

Về quản lý đàn chó, mèo, hằng quý, chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm kê khai nuôi chó, mèo với UBND cấp xã theo đúng quy định của Luật chăn nuôi. Cam kết tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi; đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi dắt chó ra nơi công cộng. Nếu để chó thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định. Thực hiện đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vaccine phòng bệnh dại…

Ngoài ra, toàn bộ đàn chó, mèo trong địa bàn cấp xã phải được tiêm vaccine dại và phải được đeo vòng cổ để nhận diện (vòng đeo cổ).

Hàng năm, đàn chó, mèo được ưu tiên tiêm vaccine vào trước thời điểm nắng nóng (trước mùa hè); tần suất tiêm phòng bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm, tỷ lệ tiêm đạt 70% đàn chó, mèo giai đoạn 2022-2025, đạt 80% vào giai đoạn 2026-2030. Các tháng còn lại thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh trên địa bàn quản lý.

Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin chính xác cho chính quyền thôn hoặc xã/phường/thị trấn, Thú y cơ sở, Y tế nơi gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do mắc bệnh dại. Cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh dại theo hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp.

Nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh dại; không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết do bệnh dại...

Người bị chó, mèo cắn/cào phải rửa ngay vết trầy xước và đến các cơ sở Y tế để được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Các điểm tiêm đảm bảo đủ liều vắc xin để người dân có thể tiếp cận với việc điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm; trường hợp nhiều người bị chó, mèo cắn/cào và có biểu hiện nghi mắc bệnh dại phải báo ngay cho nhân viên Thú y cấp xã hoặc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch dại…

Hà Nội lập gần 600 đội bắt chó thả rông

Hà Nội yêu cầu các phường, xã, thị trấn quy định cụ thể việc bắt chó thả rông nơi công cộng, thành lập đội bắt chó thả rông và mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại.

Hội An là nơi đầu tiên ở Việt Nam nói không với thịt chó, mèo

Phó chủ tịch TP Hội An (Quảng Nam) khẳng định việc không tiêu thụ thịt chó, mèo và hỗ trợ loại trừ bệnh dại phù hợp với định hướng phát triển văn hóa, du lịch của địa phương.

https://vietnamnet.vn/quang-nam-cho-meo-duoc-deo-vong-co-nhan-dien-khi-tiem-vac-xin-benh-dai-2008390.html

Theo Công Sáng/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm