Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chợ đầu mối lớn nhất thế giới trụ vững trước thương mại điện tử

Về đêm tới sáng sớm, chợ Rungis tấp nập người mua bán. Đối với họ, chợ vừa là nơi trao đổi hàng hóa vừa là sợi dây gắn kết cộng đồng mà thương mại điện tử không thể thay thế.

cho Rungis anh 1
Khoảng nửa đêm, khi hầu hết người dân thủ đô Paris chuẩn bị đi ngủ sau ngày làm việc dài, khu chợ Rungis nằm ở phía nam thành phố lại thức giấc với nhịp sống khuấy động như thể tồn tại trong một vũ trụ song song. Ảnh: New York Times.
cho Rungis anh 2
Dù nổi tiếng trong giới ẩm thực, Rungis lại không được hầu hết du khách biết đến. Tuy vậy, nhiều người từng nghe tới tiền thân của nó là Les Halles, khu chợ đầy chuột, ồn ào và lộn xộn. Les Halles cung cấp thực phẩm cho Paris trong hơn 800 năm và trở thành “bất hủ” nhờ tiểu thuyết “Cái bụng của Paris” do Émile Zola viết. Khi Les Halles dần trở nên đông đúc hơn sức chứa tại trung tâm Paris, tổng thống lúc đó là Charles de Gaulle đã chỉ đạo di dời chợ tới vùng ngoại ô Rungis. Ảnh: New York Times.
cho Rungis anh 3
Năm 1969, cảnh sát hỗ trợ hoàn thành kế hoạch lớn này chỉ trong 3 ngày, giúp vận chuyển cả những cây bắp cải cuối cùng. Người Pháp ví sự kiện giống cuộc đổ bổ của quân Đồng minh tại Normandy trong Thế chiến thứ hai. Hiện Rungis là khu chợ hiện đại, tạo doanh thu hàng năm khoảng 10,4 tỷ USD. Với các sạp hàng được chia thành 4 nhóm thực phẩm, hệ thống tái chế chất thải sinh học và một nền tảng toàn cầu cho thương mại điện tử, hoạt động ở đây hiệu quả đến mức Moscow, Abu Dhabi và nhiều thủ đô khác đang tái định hình chợ của họ theo mô hình Rungis. Ảnh: New York Times.
cho Rungis anh 4
Trong khu đông lạnh dài bằng cả sân bóng đá, Pascal Dufays lau lớp băng vụn trên con cá Saint-Pierre màu bạc và chỉ vào đôi mắt trong của nó, dấu hiệu cho thấy con cá còn tươi. “Nhìn thấy vẻ đẹp đó không? Nó được ngư dân trên những con thuyền nhỏ bắt vào sáng nay ở Brittany”, ông Dufays nói trong khi hơi thở tạo thành khói ở nơi không khí lạnh giá. Người của một nhà hàng Paris đến ngắm nghía con cá, mặc cả và chốt giờ chuyển hàng cho kịp phục vụ thực khách vào buổi trưa. Trong suốt buổi sáng sớm, hàng nghìn thương vụ tương tự diễn ra bên trong hơn 30 nhà rạp bán thịt, hoa quả, rau, sản phẩm từ sữa và hoa.

Ảnh: New York Times.

cho Rungis anh 5
Đó là buổi sáng điển hình ở nơi được coi là một trong những địa điểm bí mật nhất châu Âu, dù đây là khu chợ bán buôn thực phẩm lớn nhất thế giới. Trải rộng trên diện tích hơn 231 hecta, Rungis có 13.000 nhân viên, 19 nhà hàng, ngân hàng, một bưu điện và thậm chí cả lực lượng cảnh sát riêng. Bản thân nó là một thành phố trong lòng thành phố và cửa ngõ toàn cầu đến châu Âu, nơi bày bán hàng triệu tấn thực phẩm tươi ngon. Ảnh: New York Times.
cho Rungis anh 6
Lúc mặt trời ló dạng trên đường chân trời Paris, đám đông người lao động đã uống xong gần 3.000 cốc cà phê ở quán Le Saint Hubert, nơi họ thường tụ tập, đứng sát nhau trước quầy bar. “Đây là một địa điểm của tầng lớp lao động. Chẳng có ai ở đây là không làm việc chăm chỉ cả”, Pascal Rolland, 56 tuổi, nhấp một ngụm rượu trắng lúc 5h30 sáng. Tạp dề của ông vẫn còn dính máu sau khi xẻ thịt suốt đêm để bán. Ảnh: New York Times.
cho Rungis anh 7
Tuy nhiên, sự cạnh tranh lớn đang đến từ Amazon, Google và các tập đoàn mua sắm online. Trước tình hình đó, Semmaris, công ty điều hành chợ, mong muốn thương gia đưa việc kinh doanh lên thế giới số. “Nếu chúng tôi không thúc giục những người bán cá, rau và thịt phát triển theo hướng số hóa, chúng tôi sẽ biến mất”, Stéphane Layani, chủ tịch Semmaris, cho biết. Gần đây công ty tạo ra một vườn ươm khởi nghiệp ngay giữa trung tâm Rungis với hơn 20 doanh nghiệp như Madoline, loại hình dịch vụ cung cấp suất ăn trưa cho các công ty Pháp. Ảnh: Getty.             
cho Rungis anh 8
Dẫu vậy, ý tưởng về những thương gia số vấp phải sự phản đối từ nhiều cư dân lâu năm trong chợ, chủ yếu là người thuộc thế hệ hai, ba. Theo họ, những người đi trước đã luôn dàn xếp với khách hàng ở Les Halles với hình ảnh cây bút trên tai sẵn sàng đánh dấu đơn hàng và sổ sách. “Thật ngây thơ khi nghĩ rằng máy tính có thể làm được chuyện đó”, ông Dufays nói, chỉ vào số cá chim và cá thầy tu đang đợi được bán. “Mọi người cần nhìn thấy cá, chạm vào và đảm bảo nó còn tươi. Bạn không thể làm điều đó qua màn hình”. Những thương vụ từ xa mà ông từng thực hiện là chỉ với một số khách quen đặt hàng qua điện thoại. Ảnh: Getty.
cho Rungis anh 9
Dù vậy, viễn cảnh thu được nhiều lợi nhuận hơn trên mạng đang cuốn hút rất nhiều thương gia trong chợ. Khoảng 5h sáng, 10 nhân viên ở Pierre Desmettre & Fils giám sát các đơn hàng trên mạng qua máy tính đặt tại khu vực rau quả. Pierre Desmetree & Fils hiện là nhà bán buôn nông sản lớn nhất Rungis. Jérôme Desmettre, chủ tịch và thế hệ thứ 4 trong gia đình kinh doanh nông sản, chia sẻ rằng ông nội của ông thường đi tới các nông trại với những thùng gỗ đựng táo. Nhưng giờ ông chỉ cần lên mạng mua cherry từ Brazil và đào từ miền Nam nước Pháp rồi đợi chúng được chuyển tới. Ảnh: AFP.
cho Rungis anh 10
Trong lúc đó, nhiều người vẫn không cảm thấy thuyết phục bởi lối tiếp cận mới này. Aurore Boussac, 30 tuổi, một chủ tiệm hoa ở Pais, ngừng đặt hàng qua mạng sau lần nhận được hoa héo. Kể từ đó, cô bắt đầu trở lại Rungis để tận tay chọn hoa tulip, hoa hồng và nhiều loại khác. “Chúng tôi là thợ thủ công. Chúng tôi cần phải biết những gì chúng tôi sẽ mua”, Boussac nói. Chỉ về phía người bán hoa lâu năm ở chợ, cô nhấn mạnh quan trọng nhất là “chúng tôi có mối quan hệ với mọi người ở đây”. Bất chấp độ lớn của khu chợ, nơi này giống như một ngôi làng nơi thực phẩm, công việc và niềm tự hào vượt mọi ranh giới, gắn kết người với người. Ảnh: New York Times.
cho Rungis anh 11
Antoine D’Agostino, 82 tuổi, bắt đầu đi làm ở Les Halles lúc lên 12. “Tôi chưa bao giờ có thời gian đi học. Nhưng tôi biết đếm”, ông hồi tưởng quá khứ cùng cốc cappuccino sáng sớm. Ông kể lại rằng tại Les Halles, bạn phải bán nông sản thật nhanh bởi không có hệ thống làm lạnh. Ông phải đẩy xe cà rốt và rau diếp từ hàng này đến hàng khác cho đến khi mọi thứ được bán hết. Hiện tại, ông giúp con trai điều hành cửa hàng bán buôn rượu tại Rungis. Các sản phẩm có cả ở sạp lẫn trên mạng. Nhưng với thương mại điện tử, “không ai nói xin chào hay cảm ơn”. Ông chia sẻ: “Mọi người muốn được đối xử như con người. Chợ là nơi điều đó xảy ra”. Ảnh: New York Times.

Phiên đấu giá đầu tiên tại chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật

Ngày 11/10 đánh dấu buổi đấu giá đầu tiên tại chợ Toyosu sau khi chợ cá Tsukiji đóng cửa. Với diện tích gấp 1,7 lần chợ cũ, Toyosu hiện là chợ cá lớn nhất thế giới.

Ngọc Hà

Theo New York Times.

Bạn có thể quan tâm