Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chở 5 tấn hàng mỗi đêm, không dám mua nước uống ở TP.HCM

Bốc vác trung bình 5 tấn hàng qua tay mỗi đêm song đến chai nước bà Lý Thị Năm cũng không dám uống. Trên vai người phụ nữ gần 60 còn gánh nặng nuôi hai người chị, em.

Chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh) là nơi cung cấp thực phẩm cho TP.HCM, ở đây có rất nhiều phụ nữ làm nghề cửu vạn để mưu sinh. Trong ảnh: Bà Lý Thị Năm (58 tuổi, quê Sóc Trăng) đang làm việc trong chợ.
Chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh) là nơi cung cấp thực phẩm cho TP.HCM, ở đây có rất nhiều phụ nữ làm nghề cửu vạn để mưu sinh. Trong ảnh: Bà Lý Thị Năm (58 tuổi, quê Sóc Trăng) đang làm việc trong chợ.
Bà Năm đã có hơn 5 năm làm nghề cửu vạn ở chợ. Vì nghèo khó, lại không biết con chữ, nên bà chọn công việc nặng nhọc này để kiếm sống qua ngày.
Bà Năm đã có hơn 5 năm làm nghề cửu vạn ở chợ. Vì nghèo, không biết chữ nhưng bù lại là có sức khoẻ tốt nên bà chọn công việc nặng nhọc này để kiếm sống.
Công việc của bà cũng như nhiều người làm nghề cửu vạn thường bắt đầu từ 12h đêm, và kết thúc vào 7h sáng ngày mai.
Công việc của bà cũng như nhiều người làm nghề cửu vạn thường bắt đầu từ nửa đêm và kết thúc vào 7h sáng.
Gia đình bà Năm có bảy anh em, đa số đã lập gia đình nhưng đều khó khăn. Trong gia đình, còn bà và một người chị câm không làm được việc, một người em trai kế bà thì sức khỏe yếu, làm bữa được, bữa không.
Gia đình bà Năm có 7 anh em, đa số đã lập gia đình nhưng đều khó khăn. Trong gia đình, còn bà và một người chị câm không làm được việc, một người em trai kế bà thì sức khỏe yếu, làm bữa được, bữa không.
Trước đây, bà Năm làm nghề giúp việc cho các gia đình ở thành phố. Tuy nhiên, bà cảm thấy không thoải mái, lại ít tiền nên xin nghỉ việc, tìm đến chợ đầu mối Bình Điền xin làm chân cửu vạn.
Trước đây, bà Năm làm nghề giúp việc cho các gia đình ở thành phố. Tuy nhiên, bà cảm thấy không thoải mái, lại ít tiền nên xin nghỉ việc, tìm đến chợ đầu mối Bình Điền xin làm chân cửu vạn.
Mỗi đêm làm việc, bà phải đẩy khoảng 5 tấn hàng. “Những ngày đầu tiên làm nghề chưa quen, đêm về đau nhức khắp chân tay. Lâu dần thành quen, giờ tôi cảm thấy công việc cũng không quá vất vả”. Bà Năm tâm sự.
Mỗi đêm làm việc, bà phải đẩy khoảng 5 tấn hàng. “Những ngày đầu tiên làm nghề chưa quen, đêm về đau nhức khắp chân tay. Lâu dần thành quen, giờ tôi cảm thấy công việc cũng không quá vất vả”, bà Năm tâm sự.
Để có công cụ đẩy hàng hóa, bà Năm cùng những cửu vạn ở chợ phải thuê xe của những người chủ ở đây. Mỗi chiếc 16.000 đồng/ đêm, riêng đối với những người lớn tuổi như bà Năm, phải bỏ thêm 5.000 đồng nữa để có được chiếc xe dễ đẩy.
Để có công cụ đẩy hàng hóa, bà Năm cùng những cửu vạn ở chợ phải thuê xe của những người chủ ở đây. Mỗi chiếc 16.000 đồng/đêm, riêng đối với những người lớn tuổi như bà Năm, phải bỏ thêm 5.000 đồng nữa để có được chiếc xe dễ đẩy.
 Công việc cứ diễn ra dồn dập suốt đêm, không ngưng nghỉ. Bà đẩy xe từ vựa cá này, đến các vựa cá khác để lấy và giao hàng cho khách. Mỗi lần đẩy hàng, bà được chủ vựa phát cho thẻ để tính công.
Công việc cứ diễn ra dồn dập suốt đêm, không ngưng nghỉ. Bà đẩy xe từ vựa cá này đến các vựa cá khác để lấy và giao hàng cho khách. Mỗi lần đẩy hàng, bà được chủ vựa phát cho thẻ để tính công.
Sau khi giao hàng đến cho khách, bà sẽ nhận được tiền công từ chủ hàng. Mỗi chuyến khoảng 10.000 đồng, nhưng nếu làm mất hàng thì bà phải đền tiền.
Sau khi giao hàng đến cho khách, bà sẽ nhận được tiền công từ chủ hàng. Mỗi chuyến khoảng 10.000 đồng, nhưng nếu làm mất hàng thì bà phải đền tiền.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có hàng để đẩy. Nhiều khi phải đợi cả giờ mới có người thuê đẩy hàng. Trong lúc chờ đợi, bà Năm cùng những phụ nữ ở đây ngồi trò chuyện cho nhanh qua thời gian.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có hàng để đẩy. Nhiều khi phải đợi cả giờ mới có người thuê đẩy hàng. Trong lúc chờ đợi, bà Năm cùng những phụ nữ ở đây ngồi trò chuyện cho nhanh qua thời gian.
Vất vả với cuộc sống của mình, lại thêm ghánh nặng phải nuôi người chị gái câm, cùng người em trai không có việc làm ở quê, bà Năm quên cả việc lấy chồng con
Vất vả với cuộc sống của mình, lại thêm gánh nặng phải nuôi người chị gái câm, cùng người em trai không có việc làm ở quê, bà Năm quên cả việc lấy chồng, sinh con.
Không dám ăn, dám mặc, mỗi đêm bà Năm kiếm được khoảng 200.000 đồng. Nhiều chủ hàng thấy thương, mỗi dịp tết đến lại biếu bà ít tiền để về mua quà cho cháu, chắt.
Không dám ăn, dám mặc, mỗi đêm bà Năm kiếm được khoảng 200.000 đồng. Nhiều chủ hàng thấy thương, mỗi dịp tết đến lại biếu bà ít tiền để về mua quà cho cháu, chắt.
Nhiều hôm làm việc quá sức, bà phải mua chai nước uống lấy lại sức để làm tiếp, nhưng tiếc tiền, nên bà Năm vừa uống vừa để dành vì sợ hết.
Nhiều hôm làm việc quá sức, bà phải mua chai nước uống lấy lại sức để làm tiếp, nhưng tiếc tiền, nên bà Năm vừa uống vừa để dành vì sợ hết.
Ở thành phố mấy năm trời, bà thuê nhà trọ, sống đơn thân một mình và chăm chỉ với công việc, mong sao dành dụm được ít tiền gửi về cho chị gái và em trai, phần để dành sau này về già, đau ốm.
Ở thành phố mấy năm trời, bà thuê nhà trọ, sống đơn thân một mình và chăm chỉ với công việc, mong sao dành dụm được ít tiền gửi về cho chị gái và em trai, phần để dành sau này về già, đau ốm.
Cuộc đời những nữ cửu vạn chợ đêm như bà Năm còn rất nhiều, họ đều có những hoàn cảnh riêng, nhưng đều chung một cảnh vất vả,
Làm việc vất vả hằng đêm, bà Năm không ít lần tủi phận nhưng cuộc sống vẫn như guồng quay. "Còn sức thì còn làm để nuôi mình, nuôi em. Than thân trách phận cũng chẳng được gì", bà nói vậy rồi kéo chiếc xe đi về phía chiếc xe tải vừa cập chợ.

Nguyễn Quang

Bạn có thể quan tâm