Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính thức vận hành VAMC

Với nhiều nghiệp vụ liên quan đến xử lý nợ, VAMC được kỳ vọng sẽ góp phần xử lý một số lượng nợ xấu tương đối trong 6 tháng cuối năm.

Chính thức vận hành VAMC

Với nhiều nghiệp vụ liên quan đến xử lý nợ, VAMC được kỳ vọng sẽ góp phần xử lý một số lượng nợ xấu tương đối trong 6 tháng cuối năm.

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi bố cáo thành lập công ty quản lý tài sản và xử lý nợ (VAMC). Sau khi thành lập, VAMC sẽ tiến hành các hoạt động: mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thu hồi, đòi, xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được thu nợ.

 

 Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, VAMC sẽ xử lý được một phần trong số "cục máu đông" nợ xấu hiện nay.

Ngoài ra, VAMC có nhiệm vụ quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan gồm tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay. Bên cạnh đó, VAMC có thể tiến hành tư vấn, môi giới mua bán nợ và tài sản, đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần, tổ chức bán đấu giá tài sản. Cơ quan này cũng được phép ủy quyền cho các ngân hàng bán nợ thực hiện một số nghiệp vụ như thu hồi, bán, xử lý, đầu tư sửa chữa cho thuê tài sản bảo đảm, cơ cấu nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ…

Ngay khi tuyên bố đi vào hoạt động, VAMC đã thông báo tuyển nhân sự. Số lượng cần tuyển tương đối lớn với 10 người ở ban mua bán xử lý nợ xấu đáp ứng đủ yêu cầu có 5 năm công tác tại các ngân hàng thương mại và 2 năm tối thiểu hoạt động trong các lĩnh vực thẩm định tín dụng, quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, xử lý nợ, tài sản đảm bảo tiền vay.

VAMC sẽ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC là ông Đặng Thanh Bình, hiện là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

L.A

Theo Infonet

 

L.A

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm