Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính sách kinh tế ở một số nước Đông Nam Á thời ông Shinzo Abe

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong thời gian đương nhiệm đã thông qua nhiều chính sách hỗ trợ các nước ASEAN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội.

Từ những phân tích và đánh giá về những điều chỉnh nổi bật của Thủ tướng Shinzo Abe kể từ khi trở lại cầm quyền lần thứ hai, những tác động có thể có đến khu vực và Việt Nam diễn ra trong lĩnh vực liên quan đến chính trị. Về lĩnh vực xã hội, ảnh hưởng rõ nét nhất là việc Nhật Bản nới lỏng chính sách tiếp nhận lao động người nước ngoài, liên quan trực tiếp đến các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Với việc được bầu lại làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do trong tháng 9/2018, khả năng Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cầm quyền đến năm 2021. Việc kéo dài thời gian lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho chính quyền ông Abe thực hiện nhất quán và xuyên suốt những định hướng chính sách mà ông đã đề ra. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá tác động những điều chỉnh của Nhật Bản tới khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam.

[...]

Nhật Bản tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN và rót vốn đầu tư vào các nền kinh tế của các nước Đông Nam Á, tăng cường viện trợ ODA. Mặc dù đằng sau các quan hệ thương mại và các khoản đầu tư này còn ẩn chứa những toan tính về an ninh, chính trị và những lợi ích khác nhưng nếu xét dưới góc độ kinh tế, thương mại thì nhờ những khoản đầu tư đó mà kinh tế của các nước ASEAN có phần khởi sắc.

Nhờ các khoản đầu tư lớn mà các nước ASEAN có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục làm cho đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Có thể nói rằng, nhờ chủ trương tăng cường quan hệ với các nước ASEAN cũng như gia tăng viện trợ ODA của Nhật Bản mà các nước ASEAN có được những cơ hội cho phát triển kinh tế, cải tạo và nâng cao cơ sở hạ tầng.

Đây có thể là những cú hích cho sự tăng trưởng về kinh tế, phát triển về xã hội. Về cơ sở hạ tầng có thể nhận thấy rõ nhất qua các dự án đường sắt mà Nhật Bản đầu tư vào các nước ASEAN hay các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Về khía cạnh hợp tác nhân lực, hiện nay, tại Nhật Bản rất nhiều người lao động nước ngoài đến từ các nước Đông Nam Á đang làm việc và sinh sống. Thực tế, hiện tượng này xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước, bắt nguồn từ sự chênh lệch về kinh tế cũng như sự khác nhau về nhu cầu, khả năng nguồn lao động và khác biệt về mức tăng dân số tự nhiên giữa Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.

Shinzo Abe anh 1

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Nishinippon.

Trong thập niên đầu thế kỷ 21, quá trình hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các nước Đông Nam Á ngày càng được đẩy mạnh thông qua việc ký kết các Hiệp định đối tác kinh tế (EPA), Hiệp định tự do thương mại (FTA).

Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) đang tạo nên hành lang pháp lý, mở ra cơ hội cho lao động người Đông Nam Á làm việc tại Nhật Bản, cụ thể là thực tập sinh hay ngành y tá và hộ lý.

Với việc nới lỏng chính sách tiếp nhận lao động người nước ngoài, trong thời gian tới có thể sẽ có làn sóng người lao động từ khu vực Đông Nam Á đến Nhật Bản.

[…]

Những điều chỉnh như đã phân tích của Nhật Bản đặt ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam.

Nhật Bản điều chỉnh cơ cấu năng lượng, cũng như mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài để giải quyết vấn đề già hóa dân số sẽ tác động đến môi trường phát triển của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, các đơn vị Nhật Bản đã tài trợ và hợp tác với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thực hiện các dự án nâng cao năng lực khai thác, sàng tuyển và thu hồi than theo công nghệ hiện đại, qua đó góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Nhật Bản cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sử dụng than; điều này rất cần thiết, đặc biệt cho các nhà máy nhiệt điện chạy than, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Việt Nam đã có quan hệ xuất khẩu các loại khoáng sản cho các đối tác Nhật Bản trên 20 năm. Trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản gần 2 triệu tấn dầu thô, khoảng 1,5 triệu tấn than và 0,5 triệu tấn quặng kim loại (Tổng cục Hải quan, 2016).

Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng về cung cấp than cho Nhật Bản. Song, Việt Nam cũng phải cạnh tranh ngày càng quyết liệt với các nền kinh tế trong khu vực trong vấn đề đảm bảo năng lượng. Các tập đoàn năng lượng lớn của Việt Nam sẽ chịu sức ép ngày càng tăng trong việc kiểm soát, khai thác và kinh doanh cả thị trường trong nước và quốc tế.

Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong 5 tháng đầu năm 2018, thị trường lao động Nhật Bản tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017.

Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt - may. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm đến dệt - may, trong đó nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2018 có khoảng 17.400 lao động Việt Nam được đưa sang Nhật Bản làm việc, chiếm hơn 35% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài .

Trong điều kiện tình hình lao động, việc làm, thu nhập ở Việt Nam không có thay đổi lớn, cùng với những điều chỉnh cơ chế tiếp nhận của Nhật Bản, sức hút đi xuất khẩu lao động sang đất nước mặt trời mọc sẽ tăng nhanh và gây tác động về mặt xã hội. Điều này đặt ra những thách thức quản lý lao động ở cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nhiều tác giả / Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và NXB Khoa học Xã hội

SÁCH HAY