Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính quyền Trump trừng phạt chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981

Chính quyền Trump chính thức thêm công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC và Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) vào danh sách đen bị cáo buộc liên hệ với quân đội.

Động thái mới nhất hôm 3/12 có khả năng làm leo thang căng thẳng Mỹ - Trung trước khi tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức, theo Reuters.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa thêm tổng cộng 4 công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát vào danh sách đen, ngoài SMIC và CNOOC, hai cái tên còn lại là Công ty TNHH Công nghệ Xây dựng Trung Quốc và Tập đoàn Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc.

Tổng cộng, đến nay, có 35 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Mỹ.

Mặc dù ban đầu danh sách chưa bị áp đặt lệnh trừng phạt, lệnh hành pháp nói trên do Tổng thống Donald Trump ban hành sẽ ngăn cản các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty trong danh sách bắt đầu từ cuối năm sau.

My them hai cong ty Trung Quoc vao danh sach den anh 1

Công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc đã bị Mỹ liệt vào danh sách đen quốc phòng. Ảnh: Reuters.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, SMIC và CNOOC hiện chưa đưa ra bình luận.

Tổng công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC) (tên tiếng Anh: China National Offshore Oil Corporation, tiếng Trung: Zhōngguó Háiyáng Shíyóu Zǒnggōngsī) là chủ của giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. Hành động ngang ngược này đã vấp phải sự bất bình mạnh mẽ của công luận thế giới. Hồi tháng 8, tập đoàn này cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ. Danh sách trừng phạt đó bao gồm 24 công ty Trung Quốc tham gia bồi đắp và quân sự hóa trái phép các thực thể tranh chấp trên Biển Đông.

SMIC là công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nguyên vật liệu và thiết bị từ các nhà cung cấp Mỹ. Vào tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo yêu cầu một số công ty Mỹ phải xin giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC, sau khi kết luận các thiết bị cung cấp cho SMIC sẽ mang lại “rủi ro không thể chấp nhận được” và có thể được sử dụng cho mục đích quân sự gây tổn hại an ninh quốc phòng Mỹ.

Động thái này được coi như một đòn giáng vào các công ty Trung Quốc và củng cố thái độ cứng rắn với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump. Mặt khác, đây cũng là một phần trong nỗ lực của Washington ngăn cản mục tiêu thu hút các nhà đầu tư Mỹ của Trung Quốc.

Quốc hội Mỹ và chính quyền Washington ngày càng tìm nhiều cách nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn Mỹ của các công ty Trung Quốc, ngay cả khi điều đó sẽ làm tổn hại phần nào lợi ích của Phố Wall.

1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc rời Mỹ vì bị cáo buộc gián điệp

Các quan chức an ninh hàng đầu cho biết hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rời Mỹ trong khi nước này trừng phạt những người bị cáo buộc đánh cắp công nghệ.

Ông Biden sẽ không dỡ bỏ thuế trừng phạt Trung Quốc

Ông Biden cho biết sẽ không lập tức hủy bỏ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung hay dỡ bỏ thuế trừng phạt do chính quyền ông Trump áp đặt lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm