"Hành động của NUG đã gây ra khủng bố ở nhiều nơi. Các vụ đánh bom, phóng hỏa và giết người là mối đe dọa đối với bộ máy hành chính của chính quyền", kênh truyền hình nhà nước MRTV dẫn tuyên bố của chính quyền quân sự Myanmar.
Với lập luận trên, chính quyền Myanmar sẽ áp luật chống khủng bố đối với nhóm NUG và “Lực lượng Phòng vệ Nhân dân” - một nhóm vũ trang do NUG lập ra hồi đầu tuần.
Luật không chỉ được áp dụng cho các thành viên thuộc hai thực thể trên mà còn với bất kỳ cá nhân và tổ chức nào có liên hệ với họ.
![]() |
Người biểu tình Myanmar đốt lốp xe để phản đối chính quyền quân sự vào cuối tháng 3. Ảnh: Reuters. |
Chính quyền Thống nhất quốc gia (NUG) là một tổ chức do các chính trị gia ủng hộ dân chủ ở Myanmar lập ra sau cuộc chính biến hôm 1/2.
Biểu tình và bạo lực vẫn tiếp tục lan rộng ở Myanmar. Tính đến nay, ít nhất 774 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng, và gần 4.000 người bị bắt giữ, theo thống kê của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP).
Myanmar rơi vào bất ổn sau khi chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi bị quân đội lật đổ hôm 1/2. Quân đội Myanmar cho rằng đảng của bà Suu Kyi thắng cử do gian lận, do đó không chấp nhận kết quả bầu cử.
Myanmar cấm truyền hình vệ tinh
Chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố sẽ phạt tù bất kỳ ai dùng truyền hình vệ tinh và cho rằng điều này là nhằm đảm bảo "an ninh quốc gia".
Nổ bưu kiện ở Myanmar, 4 người phe đối lập thiệt mạng
Vụ nổ làm thiệt mạng 5 người, trong đó có một nhà lập pháp của chính quyền dân cử, 3 cảnh sát tham gia phong trào bất tuân và một thường dân.
Nga và Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp lần thứ hai giữa đại diện hai nước
Hôm 18/2, Moskva và Washington đã tổ chức cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên ở Saudi Arabia về việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, với mục tiêu khôi phục quan hệ và chuẩn bị kết thúc cuộc xung đột này.