Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ bàn cách ngăn khủng hoảng năng lượng

Theo Thủ tướng, Việt Nam cần ngăn khủng hoảng năng lượng. Một trong các giải pháp là khai thác hết công suất có thể các nguồn năng lượng từ than, khí đốt, dầu mỏ.

Tại cuộc họp về việc bảo đảm cân đối năng lượng diễn ra vào sáng 3/4, nêu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều ý kiến cho rằng nếu khắc phục được những hạn chế, bất cập, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các chủ thể thì Việt Nam không thể thiếu điện, kể cả thiếu điện cục bộ.

Vấn đề nằm ở công tác điều hành, phối hợp, điều chỉnh linh hoạt, hiệu quả, phù hợp trong từng giai đoạn.

Tinh hinh cung ung dien anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp sáng 3/4 về bảo đảm cân đối lớn về năng lượng trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, phân phối điện, việc cung ứng than, khí cho sản xuất điện, bảo đảm cân đối lớn về năng lượng chịu những tác động khách quan do tình hình dịch bệnh.

Cùng với đó là giá vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên thế giới, giá cước vận tải tăng cao; nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế đòi hỏi tăng sản lượng điện; tác động từ xung đột tại Ukraine...

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là công tác tổ chức thực hiện, điều hành, phối hợp giữa các chủ thể có liên quan còn chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.

Cùng với đó, quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra còn có những vướng mắc về quy định, chưa được kịp thời điều chỉnh.

Tinh hinh cung ung dien anh 2

Các đại biểu dự cuộc họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cho rằng để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%, việc bảo đảm cân đối lớn về năng lượng là rất quan trọng.

Ông nhấn mạnh mục tiêu là bảo đảm cân đối lớn về điện và năng lượng một cách bền vững, không để khủng hoảng về năng lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đồng thời bảo đảm giá hợp lý, kiểm soát giá phù hợp, không gây tác động tiêu cực tới lạm phát và các cân đối lớn về xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách...

Cùng với đó là thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ, tự lực tự cường của ngành điện, giảm phụ thuộc vào bên ngoài, giảm nhập khẩu.

Trong ngắn hạn, ông yêu cầu tập trung khai thác hết công suất có thể về dầu, khí, than; tiếp tục điều chỉnh nguồn điện phù hợp với những nơi có thể thiếu.

Để hướng tới phát triển bền vững, theo Thủ tướng, phải tăng cường phát triển năng lượng tái tạo phù hợp tình hình, điều kiện. Cùng với đó là đẩy mạnh tiết kiệm điện hơn nữa, khuyến khích sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng.

Một giải pháp khác là giải quyết tốt mối quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện hợp đồng đã ký, trên cơ sở kế hoạch dài hơi, ổn định, hạn chế các cú sốc trong sản xuất, kinh doanh.

Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam

Xung đột Nga - Ukraine có thể tác động gián tiếp và trực tiếp tới kinh tế Việt Nam. Nhưng nền kinh tế vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng cao nhất khu vực trong năm 2022.

Vì sao lạm phát của Việt Nam không tăng mạnh như thế giới?

Khác với các nước trên thế giới, lạm phát tại Việt Nam nhìn chung vẫn được kiểm soát tốt. Nhưng việc đạt mục tiêu lạm phát khoảng 4% năm 2022 là thách thức không dễ dàng.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm