Đức quốc xã là quốc gia đầu tiên đề xuất ý tưởng phát triển một máy bay có khả năng "tàng hình" trước radar. Nhưng Mỹ mới là nước biến ý tưởng này hành hiện thực. Ảnh: Tuku.military.china |
Ngày 18/6/1981 chiếc F-117 Nighthawk (Chim Ưng đêm) thực hiện chuyến bay đầu tiên, mở ra kỷ nguyên của những chiến đấu cơ tàng hình. Ảnh: Tuku.military.china |
F-117 là sản phẩm của Tập đoàn Lockheeed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Tập đoàn này đã sản xuất tổng cộng 64 chiếc F-117 trong đó có 5 mẫu thử nghiệm. Ảnh: Tuku.military.china |
Theo trang tin quân sự Military-Today, Không quân Mỹ đưa F-117 vào hoạt động từ tháng 10/1983 khiến họ trở thành lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình. Ảnh: Military.today |
F-117 có thiết kế khí động học quái dị nhằm làm tán xạ sóng radar từ đó giúp nó khó bị phát hiện hơn bằng các biện pháp trinh sát điện từ. Ảnh: Airforce-technology |
Nhìn trực diện F-117 trông như một chiếc kim tự tháp di động. Một sĩ quan Không quân Hoàng gia Anh khi nhìn thấy máy bay này đã nghi ngờ về khả năng bay được của nó. Ảnh: Dma.mil |
F-117 tham chiến lần đầu trong cuộc chiến ở Panama năm 1989. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, chiến đấu cơ tàng hình này đã thực hiện khoảng 1.300 phi vụ không kích. Ảnh: Imgur |
F-117 có khoang vũ khí bên trong thân có thể mang theo tải trọng tối đa 2.300 kg bao gồm các loại bom thông minh JDAM, bom dẫn đường laser. Ảnh: Aviationspectator |
Một chi tiết khá thú vị là F-117 không có radar bên trong mũi như các chiến đấu cơ khác. Người ta trang bị cho nó hệ thống định vị - tấn công kỹ thuật số, dựa trên cảm biến hồng ngoại cùng hệ thống chỉ thị mục tiêu laser. Ảnh: Dash2 |
Do thiết kế khí động học quái dị nên F-117 rất khó điều khiển. Để khắc phục vấn đề này, nhà sản xuất đã trang bị cho nó hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire" 4 kênh tín hiệu. Hệ thống này sẽ tự động hiệu chỉnh các khiếm khuyết về khí động học giúp máy bay ổn định hơn. Ảnh: Military.today |
Một nhược điểm lớn của F-117 là thiếu khả năng cơ động do hình thù đặc biệt của nó. Một chiếc F-117 đã dễ dàng bị bắn hạ bằng loại tên lửa phòng không lạc hậu SA-3 trong chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999. Ảnh: Wikipedia |
Không quân Mỹ cho ngưng sử dụng toàn bộ phi đội F-117 vào tháng 4/2008 để nhường chỗ cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor hiện đại hơn. Ảnh: Sflorg |