Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến tranh VN qua ảnh phóng viên quốc tế (kỳ 2)

Tham chiến tại Việt Nam khiến lính Mỹ chịu nhiều tổn thất, có người được trở về trong vòng tay gia đình, nhưng cũng có người hồi hương trong chiếc quan tài lạnh lẽo.

Lính Mỹ hướng dẫn trực thăng y tế thả cáng đón binh sĩ bị thương trong trận chiến ở khu rừng gần thành phố Huế tháng 4/1968. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Richard Nixon chỉ vào tấm bản đồ Đông Dương tại Nhà Trắng và yêu cầu quân đội Mỹ tấn công căn cứ ở Campuchia tháng 4/1970. Mục tiêu của Nixon là xóa sổ các trạm tiếp tế của bộ đội Việt Nam. Ảnh: AFP

Ngày 4/5/1970, Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn vào đám đông phản đối chiến tranh Việt Nam tại Đại học Kent, bang Ohio. Vụ nổ súng làm 4 sinh viên thiệt mạng và 9 người khác bị thương. Sự kiện này thổi bùng phong trào biểu tình và bạo động phản đối chiến tranh ở các vùng khác của nước Mỹ trong suốt tháng 5. Ảnh: AP

Chiến tranh Việt Nam qua ảnh phóng viên quốc tế

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, lính VNCH đánh một người đàn ông bị tình nghi là quân Giải phóng là hình ảnh ấn tượng về Chiến tranh Việt Nam trên báo nước ngoài.

Tại Việt Nam, lính Mỹ vẫn tiếp tục tấn công các khu vực biên giới với Lào nhằm cắt đứt nguồn chi viện cho miền Nam. Nixon ra lệnh thực hiện chiến dịch này dù không được Quốc hội chấp thuận, khiến phong trào phản chiến ở Mỹ bùng lên mạnh mẽ. Ảnh: AP

Bức ảnh "Em bé Napalm" nổi tiếng thế giới. Tháng 6/1972, Không lực Việt Nam Cộng hòa thả một quả bom Napalm xuống khu vực đầy binh lính và thường dân. Bom đốt cháy quần áo, gây bỏng nặng cho cô bé ở trung tâm bức ảnh. Ảnh: AP

Sau hàng loạt thất bại liên tiếp ở Việt Nam, đặc biệt là chiến dịch dùng máy bay ném bom chiến lược B-52 dội bom miền Bắc, Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán Paris. Theo Hiệp định ngày 27/1/1973, Washington buộc phải rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam trong tháng 3 cùng năm. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh (giữa) ký hiệp định. Ảnh: AP

Nhiều lính Mỹ về nước trong sự hân hoan chào đón của gia đình, nhưng không ít đồng đội của họ trở về quê hương trong cỗ quan tài lạnh lẽo. Ảnh: AP

Thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng hòa nhanh chóng bị quân Giải phóng đánh bại trên các mặt trận. Ngày 29/4/1975, nhân viên CIA hỗ trợ sơ tán trên nóc tòa nhà gần đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Ảnh: CORBIS

Ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Non sông Việt Nam quy về một mối sau 21 năm chia cắt. Ảnh: AP

Tổng thống Barack Obama đứng trước Khu tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington, Mỹ, tháng 5/2002. Những tấm bia khắc tên 58.000 người Mỹ thiệt mạng trên chiến trường Việt Nam. Ảnh: Getty

Việt Nam 40 năm sau chiến tranh qua ảnh quốc tế

Các tòa nhà chọc trời, cửa hiệu thời trang cao cấp xuất hiện nhiều tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 40 năm sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.


Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm