Thế giới
Chiến tranh Việt Nam qua ảnh phóng viên quốc tế
- Thứ sáu, 24/4/2015 15:10 (GMT+7)
- 15:10 24/4/2015
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, lính VNCH đánh một người đàn ông bị tình nghi là quân Giải phóng là hình ảnh ấn tượng về Chiến tranh Việt Nam trên báo nước ngoài.
|
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn tạm thời kiểm soát miền nam đất nước. Ảnh: AFP
|
|
Một trận càn năm 1962 do quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tiến hành được ghi lại từ trực thăng. Khi quân đội Mỹ chưa chính thức tham chiến, các trận càn do lính VNCH thực hiện. Ảnh: Getty
|
|
Một thường dân khóc khi bị lính VNCH tra khảo tháng 8/1962. Ảnh: AP
|
|
Chiến đấu cơ Mỹ ném bom Napalm xuống khu vực tình nghi là nơi ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng. Mỹ giúp đỡ chính quyền VNCH bằng viện trợ quân sự. Số cố vấn Mỹ có mặt tại Việt Nam tăng từ 900 lên 11.000 trong giai đoạn 1960-1962. Ảnh: Getty
|
|
Tang lễ 7 lính Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam trong vụ rơi trực thăng năm 1963. Quan tài của họ được đưa lên máy bay quân sự trở về nước. Ảnh: Getty
|
|
Tháng 6/1963, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên một tuyến phố ở Sài Gòn nhằm phản đối các chính sách phân biệt đối xử nhằm vào Phật giáo. Ảnh: AP
|
|
Người cha mang thi thể đứa con nhỏ tới cạnh xe bọc thép chở lính VNCH. Đứa trẻ thiệt mạng sau trận càn của lực lượng này qua ngôi làng của họ ở gần biên giới Campuchia tháng 3/1964. Ảnh: AP
|
|
Tàu khu trục USS Maddox của Hải quân Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ. Phía Mỹ tuyên bố con tàu bị Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công tháng 8/1964. Sau đó, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tuyên bố vụ tấn công thứ hai xảy ra, khiến Quốc hội Mỹ quyết định cho phép quân đội tham chiến đầy đủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là sự kiện không có thật. Phía Mỹ đổ lỗi cho radar bị nhiễu dẫn tới tuyên bố sai lầm này. Ảnh: AP
|
|
Lính VNCH chuẩn bị lên trực thăng Mỹ sau một cuộc lùng bắt ở đồng bằng sông Cửu Long tháng 10/1964. Ảnh: AP
|
|
Lính VNCH đánh một người bị tình nghi là quân Giải phóng trong tháng 10/1965. Ông là một trong 15 người bị bắt sau trận càn. Ảnh: AP
|
|
Một lính Mỹ bị thương trong trận đánh năm 1966 giữa binh lính VNCH và lính Mỹ với quân giải phóng. Ảnh: AP
|
|
Nữ chiến sĩ sử dụng vũ khí chống tăng trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Quân Giải phóng đồng loạt tấn công 36 thành phố lớn ở miền Nam. Ảnh: Getty
|
Còn nữa!
Đức
Campuchia
Chiến tranh Việt Nam
Mỹ
Việt Nam Cộng hòa
Tết Mậu Thân
lính Mỹ