Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến tranh thương mại Nhật - Hàn: Tokyo có tự bắn vào chân mình?

Động thái mới của Tokyo nhằm siết chặt xuất khẩu vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc tác động không nhỏ đến những ông lớn công nghệ và có thể quay trở lại gây rắc rối cho Nhật.

Theo các nhà phân tích, động thái của Nhật Bản nhằm siết chặt kiểm soát xuất khẩu vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc đã khiến Seoul mất cảnh giác và dễ bị tổn thương, nhưng nó có thể gây tác dụng ngược với Tokyo và tạo làn sóng tác động mạnh mẽ tới ngành công nghệ thông tin toàn cầu.

Mối thù quá khứ?

Trong khi các "gã khổng lồ công nghệ" Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Display có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi động thái này trong ngắn hạn, các nhà phân tích cho rằng Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng dài hạn vì các công ty này sẽ bị buộc phải nghĩ lại về việc phụ thuộc của họ vào các mặt hàng Nhật Bản.

Ngày 1/7, Nhật bản tuyên bố sẽ siết chặt xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu được sử dụng trong màn hình điện thoại thông minh và chip, một động thái có khả năng tạo ra những "cơn đau đầu lớn cho các" công ty công nghệ Hàn.

Nhat Ban siet chat xuat khau sang Han Quoc anh 1
Điện thoại Galaxy Fold của Samsung. Gã khổng lồ Sam Sung có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Động thái này diễn ra khi mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đạt ngưỡng thấp mới liên quan đến việc Nhật Bản cưỡng ép lao động người Hàn trong Thế chiến II.

Tokyo rất tức giận vì quyết định của tòa án Hàn Quốc năm 2018 yêu cầu các công ty Nhật phải bồi thường cho các nạn nhân, đồng thời, Tokyo cho rằng vấn đề đã được giải quyết bằng hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965 với Hàn Quốc.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết các biện pháp hạn chế nhập khẩu trở nên cần thiết vì lý do “an ninh quốc gia” sau khi Hàn Quốc thất bại trong việc tìm ra một “giải pháp thỏa đáng” liên quan đến vấn đề lao động thời chiến trước Hội nghị thượng đỉnh G20 mới đây.

Ông Suga phủ nhận động thái này là “sự trả đũa” Hàn Quốc, và cho rằng điều này xuất phái từ việc hai nước bị mai một lòng tin.

Nhat Ban siet chat xuat khau sang Han Quoc anh 2
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Bloomberg

Từ ngày 4/7, các nhà sản xuất Nhật Bản phải xin giấy phép riêng lẻ để xuất khẩu nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimides), chất cản quang và hydro florua, những vật liệu được sử dụng trong quy trình sản xuất chip và màn hình cho điện thoại thông minh và TV.

Ahn Ki Hyun, quan chức cấp cao của Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn Hàn Quốc cho biết: “Nhật Bản sẽ giáng một đòn mạnh vào các nhà sản xuất chip Hàn Quốc”, và lưu ý rằng Tokyo là nhà cung cấp chính các vật liệu này và sẽ khó để thay thế.

Nhật Bản sản xuất và cung cấp khoảng 90% nhựa nhiệt dẻo và chất cản quang cùng 70% loại khí ăn mòn được sử dụng trong việc sản xuất chất bán dẫn trên thế giới.

Theo các quy định mới, chính quyền Nhật Bản có thể cố ý trì hoãn quá trình xem xét các lô hàng của 3 loại vật liệu trên trong vòng 90 ngày, làm gián đoạn chuỗi cung ứng ngành công nghiệp bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc.

Gậy ông đập lưng ông?

Trước hết đây là thông tin xấu đối với các công ty Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Display, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm của Nhật Bản, nhưng điều này cũng có thể gây rắc rối cho Nhật Bản trong tương lai.

Sau khi các công ty Hàn Quốc kiểm tra lại kho dự trữ của họ trong một vài tháng, bất kỳ hạn chế nào khác có thể buộc Seoul phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của mình và đa dạng hóa nguồn cung.

Đến nay, các sản phẩm Nhật Bản được chọn vì chất lượng cao nhưng cũng có thể được thay thế bằng các linh kiện do Mỹ hoặc Trung Quốc sản xuất.

Nhat Ban siet chat xuat khau sang Han Quoc anh 3
LG Display, Samsung và SK Hynix, có thể là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn chế mới của Tokyo. Ảnh: SCMP.

Eo Gyu Jin, nhà phân tích của eBEST Investment & Securities, cho biết: “Các công ty Nhật Bản sẽ gặp khó khăn nếu hạn chế xuất khẩu trong một thời gian dài, bởi các công ty Hàn Quốc đóng góp đáng kể vào thu nhập của họ".

Thậm chí Chánh văn phòng Nội các Suga dường như thừa nhận đây là "một rủi ro trong chiến lược của Nhật Bản" và nói rằng chính phủ sẽ “theo dõi chặt chẽ tác động đối với công ty của Nhật Bản”.

Trong khi đó, nhà phân tích Kim Dong Won của KB Securities cảnh báo có thể tạo ra những hiệu ứng lan truyền tới các quốc gia khác trên thế giới. Ông lưu ý rằng Samsung, SK Hynix và LG Display - 3 công ty lớn nhất của Hàn Quốc - là những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về bộ nhớ DRAM, cổng NAND và màn hình cho thiết bị di động cầm tay và các sản phẩm công nghệ khác.

Samsung và Hynix cùng nhau cung cấp 70% DRAM trên toàn thế giới và 50% cổng NAND. Chất bán dẫn chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.

“Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sẽ khiến tăng giá các bộ phận và linh kiện, đánh vào không chỉ các công ty Hàn Quốc mà các nhà sản xuất điện thoại toàn cầu khác”, ông Kim nói.

Không thể giải "quyết một sớm một chiều"

Các nhà phân tích cảnh báo giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này dường như không thể vì Nhật Bản đã xem xét động thái này trong nhiều tháng và nhận được nhiều ủng hộ từ công chúng, trong khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In không muốn mất mặt trước cuộc bầu cử lập pháp vào năm 2012.

“Nhật Bản đã tấn công Hàn Quốc vào nơi đau đớn nhất", Giáo sư Ha Jong Moon của Đại học Hanshin ở Seoul nhận định. "Sẽ không có hồi kết cho cuộc chiến không khoan nhượng này”.

Động thái của Tokyo có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo đến một số nhóm người, nhưng phần lớn nhận được ủng hộ từ đảng Dân chủ Tự do, đứng đầu là Thủ tướng Shinzo Abe.

Nhat Ban siet chat xuat khau sang Han Quoc anh 4
Động thái của Tokyo nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: AFP.

“Đảng Bảo thủ Nhật Bản đã kêu gọi ông Abe có biện pháp song phương khiến cho Hàn Quốc cảm thấy đau đớn trong một thời gian. Và đây là những gì ông ấy đã làm được”, Yoichi Shimada, giáo sư ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học tỉnh Fukui cho biết.

“Những biện pháp này rất tập trung và nhắm đúng mục tiêu. Chúng phù hợp khi tòa án Hàn Quốc đã nhắm mục tiêu vào các công ty Nhật Bản", ông nói.

“Ngoài ra, có một bộ phận ngày càng đông trong xã hội Hàn Quốc có ý kiến trái chiều với thái độ của chính quyền Tổng thống Moon đối với Nhật Bản về các vấn đề lịch sử bởi vì họ có thể thấy rằng nó đang làm tổn hại quan hệ thương mại và an ninh hai nước”, giáo sư Shimada bày tỏ.

Jun Okumura, phân tích viên chính trị của Viện Các vấn đề Toàn cầu Meiji, cho biết tranh chấp này không có quy mô lớn như cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối với Huawei, nhưng cả hai bên sẽ rơi vào tình huống “thực sự bất tiện”.

“Có thể đòn giáng của Nhật Bản không quá mạnh trong tình huống này, nhưng đây vẫn là một động thái quan trọng bởi vì đây là lần đầu tiên Nhật Bản làm điều này với một trong những đối tác thương mại lớn của mình”, ông Jun nói.

“Với tình hiện hiện tại họ (Nhật Bản) không cần phải nhún nhường vì thiệt hại không quá lớn nhưng tôi không thấy bất kỳ cách giải quyết nào được đưa ra. Và chúng ta rất có thể bị kẹt trong một loạt các phản ứng ăn miếng trả miếng từ hai phía chính phủ”, ông nói thêm.

Hàn Quốc và Nhật Bản tiến gần đến chiến tranh thương mại

Mâu thuẫn ngoại giao giữa hai nước phát triển thành xung đột kinh tế khi Nhật Bản siết chặt quy định xuất khẩu 3 mặt hàng thiết yếu để sản xuất sản phẩm công nghệ của Hàn Quốc.

Hàn Quốc triệu đại sứ Nhật Bản để phản đối việc trả đũa kinh tế

Hôm 1/7, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Se Young đã mời Đại sứ Nhật Bản tại Seoul, ông Yasumasa Nagamine tới làm việc, phản đối việc Tokyo trả đũa kinh tế.





Hà Lan

Bạn có thể quan tâm