Chiến tranh Iraq - 9 năm nhìn lại nỗi đau từ hai chiến tuyến
Ngày 20/3/2003, Mỹ khơi mào cuộc chiến trên lãnh thổ Iraq với cáo buộc Saddam Hussein tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt. 9 năm đã trôi qua, nhưng cuộc chiến chẳng đem lại gì nhiều ngoài bất ổn và những khuôn mặt buồn cho cả 2 phía.
>>Tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt chiến tranh Iraq
Ngày 20/3/2003, Liên minh Quân sự mà Mỹ và Anh chiếm tới 98% đã tiến hành những vụ không kích đầu tiên vào lãnh thổ Iraq, nhằm đánh đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Nhưng cuộc xâm lược Iraq đã trở thành giai đoạn đầu của sự kiện mà dư luận trên toàn thế giới biết đến với cái tên Chiến tranh Iraq. Theo lịch sử, đây là lần thứ 3 chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, kể từ sau cuộc chiến 8 năm giữa Iraq và Iran kết thúc trong thập niên 1980.
Sự chênh lệch quá lớn về quân sự cũng nhưng khí tài chiến tranh khiến quân đội của Tổng thống Saddam Hussein không có bất cứ cơ hội nào chống đỡ. Thủ đô Baghdad bị chiếm đóng ngày 9/4/2003. Không lâu sau đó, đương kim tổng thống Mỹ, ông George Bush, đã tuyên bố chiến dịch kết thúc, đồng nghĩa với việc chính quyền Saddam Hussein hoàn toàn bị lật đổ.
Ông Saddam bị bắt ngày 13/12/2003, sau đó bị kết án tử hình với nhiều tội danh, trong đó có tội ác chống lại loài người vì bị tuyên có tội trong vụ thảm sát 148 người Shiite ở Dujail năm 1982. Sau đó, Iraq chính thức bước vào một giai đoạn quá độ chìm trong bạo lực và bắt giết. Không chỉ để lại những thiệt hại không nhỏ về người và của cho người dân Iraq, cuộc chiến của Mỹ còn khiến hàng ngàn binh sĩ nước ngoài chết và bị thương bởi những vụ tấn công của các phần tử khủng bố có quan hệ với mạng lưới al-Qaeda. Cuộc chiến không chỉ là nỗi buồn của người dân Iraq, mà nó còn để lại trong lòng nước Mỹ những đau thương, mất mát không hề nhỏ.
Hai mẹ con một góa phụ trẻ tới thăm mộ chồng tại nghĩa địa dành cho quân nhân của Mỹ. Chồng cô đã thiệt mạng tại chiến trường Iraq. |
Tình hình hỗn loạn kèm với những vụ xung đột giáo phái khiến gương mặt trẻ em Iraq không còn ngây thơ. |
Có thể thấy rõ nhất những ảnh hưởng của chiến tranh đối với một quốc gia, một dân tộc qua hình ảnh trẻ thơ quay cuồng trong chiến sự. |
Những dấu vết của chiến sự in hằn khắp nơi trên đất nước Iraq. Trẻ em là những người chịu thiệt thòi nhất khi tuổi thơ các em ngập trong tiếng súng đạn, bom rền. |
Những dãy quan tài chứa thi thể lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Iraq được đưa về Mỹ. Trong mỗi cuộc chiến, không bên nào có thể tránh được thương vong và nó cũng đẩy nhiều gia đình vào cảnh tan tác. |
Giọt nước mắt một người mẹ tham gia biểu tình đòi các nhà chức trách Mỹ rút quân khỏi Iraq. Con bà bị cử đi tham chiến và đương đầu với hiểm nguy ở nơi mà gia đình bà không hề có ấn tượng gì trước đó. |
Không đơn thuần là tuổi thơ không lành lặn, cuộc chiến còn cướp đi mạng sống và hằn in những khiếm khuyết trên cơ thể hàng ngàn trẻ em Iraq. |
Trong khi đó, việc tìm kiếm những kẻ tình nghi của lính Mỹ luôn khiến thường dân Iraq lo sợ, và đôi khi là căm thù. |
Những hình ảnh tương tự thường xuyên xảy ra ở Iraq sau mỗi vụ đánh bom nhằm vào thường dân hay lực lượng quân sự nước ngoài. |
Hình ảnh chia li với những cô con gái nhỏ để lên đường làm nhiệm vụ của một lính Mỹ |
Cả hai phía đều gánh những thương tổn mà họ không hề mong muốn. |
Hình ảnh lính Mỹ tranh thủ nghỉ ngơi sau khi tham chiến khiến nhiều người phải suy nghĩ về 9 năm chiến sự trên lãnh thổ Iraq. |
Hồng Duy
Theo Infonet.vn