Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến lược tiếp cận khách cá nhân của công ty bán sỉ thời dịch

Trước thách thức từ dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp bán sỉ (B2B) thử nghiệm chiến lược mở rộng tiếp cận khách hàng cá nhân(B2C) trên sàn TMĐT, nhằm thích ứng với biến động.

Theo Cục quản lý đăng ký kinh doanh, trong 7 tháng đầu năm, 8.102 doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ tạm nghỉ chờ giải thể, chiếm 37,2%. Nhiều doanh nghiệp khác phải cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô để hạn chế chi phí. Do đó, việc tái cấu trúc hoặc xem xét chuyển đổi chiến lược kinh doanh là điều tất yếu để duy trì sự sống doanh nghiệp khi làn sóng Covid-19 trở lại lần 2.

Thay đổi để thích nghi với biến động thị trường

Dịch Covid-19 phủ một màu xám lên bức tranh kinh tế và đưa đa phần doanh nghiệp vào đường hầm tối không rõ lối ra. Trong khi một số công ty cầm cự qua giai đoạn khó khăn, số khác mạnh dạn thử nghiệm mô hình mới cùng kỳ vọng thích ứng với biến động thị trường, thậm chí tăng trưởng. Không ít doanh nghiệp áp dụng mô hình trực tuyến, đẩy mạnh online bán trực tiếp cho khách hàng thông qua sàn TMĐT thay vì tập trung vào kênh bán sỉ như trước.

Đơn cử, Hiệp Nông - công ty chuyên cung cấp nông sản theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP - trước đây chủ yếu phân phối đến 7 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam, nay mở rộng hình thức bán hàng trên Lazada. Đây là bước đi sau khi chủ doanh nghiệp này quan sát, nhận thấy xu thế được nhiều công ty nông sản nước ngoài áp dụng và mang lại hiệu quả.

giai phap kinh doanh thoi dich anh 1

TMĐT trở thành kênh phân phối mới giúp Hiệp Nông mang sản phẩm sạch đến tận nhà người tiêu dùng.

Doanh nghiệp này cho biết, làm việc qua đơn vị trung gian khiến họ không nắm rõ nhu cầu người mua. “Khi việc mua sắm truyền thống ngày càng hạn chế vì tác động thời dịch, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để tăng cường quảng bá thương hiệu trực tiếp đến người dùng, đồng thời nhận phản hồi cụ thể về sản phẩm để thay đổi phù hợp với thị hiếu”, ông Võ Khánh Lưu - Giám đốc Marketing của Hiệp Nông - cho biết.

Dù nhiều cơ hội, quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh không dễ dàng, đặc biệt khi Hiệp Nông đã gắn bó 8 năm với hình thức truyền thống. Bên cạnh đó, việc chọn kênh TMĐT uy tín để gửi gắm “vận mệnh” cần cân nhắc kỹ lưỡng khi thị trường có nhiều tên tuổi. Cuối cùng, qua trải nghiệm cá nhân sau nhiều năm mua sắm kèm theo tư vấn chuyên môn, ông Võ Khánh Lưu cùng ban giám đốc nhắm đến Lazada.

Không kinh doanh cùng lĩnh vực với Hiệp Nông, nhưng công ty chuyên về lĩnh vực chế biến thực phẩm Mega Việt Phát cũng nhìn thấy tiềm năng lớn từ hình thức B2C qua sàn TMĐT.

Vào tháng 4, giữa thời điểm dịch bệnh khó khăn, Mega Việt Phát muốn tìm kiếm nền tảng TMĐT vừa triển khai chính sách hỗ trợ tốt với mặt hàng tươi sống, vừa có hệ sinh thái chuyên nghiệp nhằm nhanh chóng sở hữu tệp khách hàng lớn. “Đúng lúc này, Lazada ra mắt ngành hàng thực phẩm tươi sống trên sàn nên chúng tôi không ngần ngại hợp tác”, bà Đặng Trần Quỳnh Như, Phó giám đốc Mega Việt Phát, cho biết.

giai phap kinh doanh thoi dich anh 2

Với việc mở rộng lên Lazada, sản phẩm của Mega Việt Phát có thêm kênh phân phối mới với tệp khách hàng lớn.

Cũng theo bà Như, khi dịch xuất hiện tại Việt Nam, nhu cầu mua online tăng đột biến. Do đó, việc lên sàn TMĐT vừa đáp ứng nhu cầu mới, vừa giải quyết vấn đề vận hành, phân phối trong thời điểm nhiều nhà hàng - khách sạn giảm đơn.

Cả Hiệp Nông và Mega Việt Phát đều chọn Lazada bởi được tư vấn chiến lược marketing phù hợp qua các lớp tập huấn cho gian hàng. Đồng thời, nền tảng TMĐT này sở hữu tệp khách hàng lớn ở đa dạng phân khúc, giúp doanh nghiệp mới gia nhập dễ dàng tiếp cận người dùng, rút ngắn thời gian tìm hiểu thị hiếu, giảm chi phí tiếp thị.

giai phap kinh doanh thoi dich anh 3

Lazada hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ưu đãi nhằm tăng doanh số.

Thành quả cho người biết nắm bắt cơ hội

“Nước cờ” chuyển đổi từ bán sỉ sang trực tiếp cho khách hàng trên sàn TMĐT của Hiệp Nông, Mega Việt Phát có cơ sở thành công cao. Theo khảo sát của Nielsen, đa số người dùng tại thị trường châu Á ưu tiên ăn tại nhà. Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia theo xu hướng tương tự với 62% người tiêu dùng cho biết chọn ăn tại nhà.

Thực tế này kết hợp cùng độ phủ rộng của Internet và thiết bị di động thông minh khiến mô hình B2C trên sàn TMĐT có tiềm năng phát triển, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tính khả thi của mô hình được chứng minh qua kết quả nổi bật của doanh nghiệp chọn lên sàn TMĐT. Trong khi ngành nông sản chật vật thời Covid-19, Hiệp Nông ghi nhận tăng trưởng liên tục trên Lazada với doanh thu tăng 4 lần trong 3 tháng.

giai phap kinh doanh thoi dich anh 4

Gian hàng Hiệp Nông trên Lazada.

“Lazada hiện là một trong những kênh tiếp thị hiệu quả, góp phần giúp Hiệp Nông đạt mục tiêu đóng góp dinh dưỡng sạch vào bữa ăn của người Việt. Với đợt sóng Covid-19 thứ 2, chúng tôi tự tin hơn trong việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp dựa vào chính sách giao hàng an toàn từ nền tảng. Nhờ tệp khách hàng lớn, Lazada quảng bá thương hiệu tốt, đặt viên gạch lát đường cho dự định mở rộng quy mô doanh nghiệp trong tương lai”, giám đốc Marketing của Hiệp Nông chia sẻ.

Trong khi đó, Mega Việt Phát thành công không kém khi tăng 20 lần doanh thu so với tháng đầu lên TMĐT. Đại diện doanh nghiệp cho biết, công ty hợp tác chặt chẽ với Lazada ở khâu bảo quản thực phẩm bằng túi giữ nhiệt, xe đá và đảm bảo giao hàng trong vòng 2 tiếng.

giai phap kinh doanh thoi dich anh 5

Tài xế đảm bảo đứng giãn cách khi giao hàng.

Bà Đặng Trần Quỳnh Như chia sẻ: “Việc kinh doanh trên Lazada giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi tiêu dùng trực tuyến, để điều chỉnh phù hợp với khách hàng B2C lẫn B2B”.

Là nền tảng TMĐT được nhiều nhà bán hàng đánh giá có chính sách hỗ trợ sâu sát, Lazada tiếp tục triển khai chương trình “Gói quyền lợi ưu đãi đặc biệt dành cho nhà bán hàng mới”, bắt đầu từ ngày 10/8. Cụ thể, nền tảng ưu đãi mở gian hàng, sử dụng dịch vụ quảng bá, hỗ trợ phí vận chuyển… Lazada cho biết muốn giúp nhà bán hàng tăng hiệu quả vận hành, tối ưu doanh số trong làn sóng Covid-19 lần 2. Đây là nỗ lực tiếp nối gói “Kích cầu kinh tế” triển khai trong đợt Covid-19 lần 1, hỗ trợ 45.000 doanh nghiệp SME vượt khó.

Thị trường Việt ngày càng phát triển với nhiều doanh nghiệp mới ra đời gia tăng tính cạnh tranh. Cùng với đó, những biến động không lường trước khiến rủi ro kinh doanh càng lớn. Và trong cuộc chạy đua này, những công ty nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp như Hiệp Nông, Mega Việt Phát chọn sàn TMĐT Lazada uy tín, quy mô lớn và hoạt động bài bản, sẽ bứt tốc với thành công nổi bật.

Việc quan tâm, hỗ trợ các nhà bán hàng trên nền tảng TMĐT của Lazada được đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực. Vừa qua, nền tảng này triển khai chương trình “Gói quyền lợi ưu đãi đặc biệt” với phiếu quà tặng, tài trợ từ khóa tìm kiếm, hỗ trợ phí vận chuyển cho người mua hàng, tặng máy in… giúp nhà bán hang mới tăng hiệu quả chuyển dịch chiến lược, duy trì kinh tế trong đợt sóng thứ 2 cùa mùa Covid.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm