Giám đốc một bộ phận của công ty (thuộc tập đoàn sản xuất điện thoại toàn cầu của Trung Quốc) tại Việt Nam không ngần ngại dự báo như vậy, bởi theo ông này, một loạt sản phẩm của tập đoàn nơi ông đang đầu quân, cũng như rất nhiều thương hiệu đồng hương khác đang mạnh mẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam, ở mọi phân khúc, từ smartphone giá rẻ đến cao cấp.
30 tỷ đồng - một con số mà ngay nhà phân phối cũng không dám nghĩ tới. Huawei, nhà sản xuất điện thoại đứng thứ 3 trên thế giới năm 2013, sau Oppo cũng chính thức tung các sản phẩm smartphone ra thị trường Việt thông qua kênh phân phối của FPT. Điện thoại Huawei còn được bày bán khá phong phú trên hệ thống Thế Giới Di Động và nhiều chuỗi bán hàng lớn khác. Ngoài Oppo và Huawei, còn có các dòng smartphone " src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/mzdyv/2014_04_17/dien_thoai_trung_quoc.jpg" /> |
"Các hãng điện thoại Trung Quốc để tìm chỗ đứng ở thị trường Việt Nam có thể còn phải vượt qua rào cản tâm lý “sản phẩm Trung Quốc” mà lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam đã và đang không mấy thiện cảm". |
Theo vị giám đốc trên, sự tràn ngập sẽ không đến từ các sản phẩm không tên tuổi hoặc hàng nhái, mà từ những thương hiệu lớn của Trung Quốc.
Ồ ạt và dồn dập
Thị trường điện thoại smartphone tại Việt Nam, đến thời điểm giữa năm ngoái, gần như mới chỉ có sản phẩm điện thoại Lenovo là thương hiệu của Trung Quốc.
Không quảng bá rầm rộ, hãng này “ăn theo” thương hiệu là hãng sản xuất máy tính Lenovo, lặng lẽ phát triển mảng điện thoại và cũng thu hút được một lượng khách hàng nhất định.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2013, một thương hiệu mới của Trung Quốc là Oppo gia nhập thị trường Việt thông qua bàn tay phân phối của Viettel đã tạo ra một “làn gió” hoàn toàn mới, khi không tiếc tay chi tiền để làm quảng cáo, marketing rầm rộ trên các kênh truyền thông, tại các điểm bán, đại lý, tạo hình ảnh ở khắp mọi nơi.
Theo một nguồn tin, trong tháng đầu ra mắt, doanh số “lên kệ” của Oppo đạt 30 tỷ đồng - một con số mà ngay nhà phân phối cũng không dám nghĩ tới.
Huawei, nhà sản xuất điện thoại đứng thứ 3 trên thế giới năm 2013, sau Oppo cũng chính thức tung các sản phẩm smartphone ra thị trường Việt thông qua kênh phân phối của FPT. Điện thoại Huawei còn được bày bán khá phong phú trên hệ thống Thế Giới Di Động và nhiều chuỗi bán hàng lớn khác.
Ngoài Oppo và Huawei, còn có các dòng smartphone "bình dân" từ Haier và Gionee, do công ty thuộc Petrosetco phân phối.
Nhiều khả năng, các thương hiệu điện thoại khác của Trung Quốc như ZTE, Xiaomi… cũng sẽ sớm vào Việt Nam.
Ngoại trừ Haier xác định tiếp cận thị trường smarphone giá rẻ ngay từ đầu, các sản phẩm còn lại đều nhắm tới phân khúc trung cấp và cận cao cấp, từ khoảng 5 triệu đến trên dưới 10 triệu đồng.
Giám đốc marketing một hãng điện thoại cho rằng, việc tiếp cận phân khúc như vậy các hãng muốn khẳng định sản phẩm của mình là tốt và chất lượng, chứ không phải như "hàng chợ, hàng Tầu" mà lâu nay mọi người vẫn nhìn nhận.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn các hãng điện thoại này cũng lần lượt tung ra các sản phẩm tầm trung và tiệm cận giá rẻ để cạnh tranh và tìm kiếm miếng bánh trên thị trường.
“Chiêu” bán hàng
Thời gian qua, những sản phẩm điện thoại Trung Quốc mang nhãn mác nội địa lạ hoắc hoặc nhái theo các thương hiệu tên tuổi trên thế giới như Apple, Samsung, Nokia… được vận chuyển qua vùng biên theo đường tiểu ngạch dù được bán với giá cực rẻ gần như vẫn không có đất sống, do chất lượng quá kém, mà chỉ èo uột tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Ngược lại, các thương hiệu mới gia nhập thị trường Việt Nam, dù chỉ được nửa năm nhưng mức độ nhận biết thương hiệu là khá rộng, tiêu biểu như Oppo.
Cách làm của hãng này là nhanh chóng tiếp cận, đàm phán với các nhà phân phối, chuỗi bán lẻ lớn như Viettel, Thế Giới Di Động, FPT, Viễn thông A… để đưa hàng vào hệ thống. Sau đó, hãng đào tạo khá bài bản nhân viên marketing để trực tiếp đứng bán hàng, giới thiệu sản phẩm.
Nhà quản lý một điểm bán lẻ điện thoại trên đường Thái Hà cho biết, Oppo có chính sách ngoài lương cố định còn trích thưởng trực tiếp cho nhân viên marketing trên mỗi sản phẩm được bán ra, nên dễ thu hút nhiều khách hàng là những người không am hiểu về công nghệ, thương hiệu lớn và chưa định hình mua sản phẩm từ trước.
“Cùng với chất lượng và thiết kế sản phẩm khá tốt thì “chiêu” bán hàng trên chính là lý do khiến sản phẩm của Oppo bán chạy trong thời gian qua”, vị quản lý này nói.
Tất nhiên không phải hãng nào cũng thực hiện cách làm và bán hàng chạy như Oppo. Điện thoại Lenovo “nhờ hơi” thương hiệu máy tính toàn cầu, cộng với tính năng nổi bật nhất của sản phẩm là pin bền nên cũng tìm cho mình một lượng khách hàng nhất định. Riêng Huawei và đặc biệt là Haier thì vẫn đang loay hoay tìm kiếm thị trường thông qua hệ thống các chuỗi của hàng.
“Huawei cho dù là hãng sản xuất điện thoại lớn thứ ba thế giới nhưng tại thị trường Việt Nam, hình ảnh điện thoại Huawei vẫn tương đối mờ nhạt và chưa được lòng người tiêu dùng Việt”, quản lý một hệ thống bán lẻ điện thoại nói.
Tìm chỗ đứng không dễ
Khi đưa ra quan điểm điện thoại thương hiệu Trung Quốc sẽ sớm tràn ngập Việt Nam, cho dù thị trường đã hiện diện vững chắc các hãng điện thoại mang thương hiệu toàn cầu như Samsung, Apple, Nokia…, vị giám đốc bộ phận của công ty Trung Quốc tại Việt Nam nói trên cho rằng, các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Hàn Quốc cũng chỉ có hai thương hiệu là Samsung và LG, Mỹ có Apple, Phần Lan có Nokia, Nhật Bản có Sony…
“Còn Trung Quốc có tới cả chục thương hiệu”, ông này nói.
Ông phân tích, khi mà công nghệ không có nhiều khác biệt và chênh lệch, kể cả thiết kế cũng như giao diện, từ phần cứng, phần mềm tới tính năng sản phẩm thì mức độ cạnh tranh sẽ là giá cả và thương hiệu. Trong khi, theo ông, thương hiệu là thứ mà doanh nghiệp có thể xây dựng dần dần bằng các chiến lược marketing và truyền thông, còn kinh nghiệm làm sản phẩm giá rẻ thì Trung Quốc lại là số 1.
Tất nhiên đó là một kỳ vọng vào tương lai. Thực tế, trong hai ba năm qua cũng như hiện tại, các hãng Nokia, Samsung và Apple vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Xu hướng thị phần này được nhìn nhận sẽ khó có thay đổi.
Lãnh đạo doanh nghiệp thuộc một tập đoàn sản xuất điện thoại hàng đầu trên thế giới, đang đầu tư sản xuất điện thoại tại Việt Nam, cho rằng một số thương hiệu điện thoại Trung Quốc dù chưa làm ảnh hưởng đến thị phần của hãng ông, nhưng đã bắt đầu tạo được hình ảnh, thương hiệu và nhận biết khá rộng rãi đối với người tiêu dùng Việt nhờ đầu tư cho quảng cáo, marketing rất mạnh.
“Về lâu về dài, sự nhận biết thương hiệu càng ăn sâu và rộng rãi đến người tiêu dùng, thì hoàn toàn có nguy cơ ảnh hưởng tới thị phần của hãng”, ông nói.
Tuy nhiên, theo vị này, việc thương hiệu và sản phẩm đó có phát triển bền vững hay không sẽ không phụ thuộc những đợt “nổi sóng nhất thời” mà đó là cuộc chiến dài hơi về tài chính, đầu tư bài bản, nghiêm túc. Và đặc biệt “độ bền của thương hiệu” nằm ở chính chất lượng của sản phẩm, làm thỏa mãn nhu cầu để được người dùng tin tưởng và đón nhận.
“Các hãng điện thoại Trung Quốc để tìm chỗ đứng ở thị trường Việt Nam có thể còn phải vượt qua rào cản tâm lý “sản phẩm Trung Quốc” mà lâu nay, người tiêu dùng Việt Nam đã và đang không mấy thiện cảm”, giám đốc một chuỗi bán lẻ điện thoại hàng đầu tại Hà Nội nhận xét.