Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến đấu cơ chủ lực Trung - Ấn: Kẻ tám lạng, người nửa cân

J-11B của Trung Quốc chứa đựng nhiều ẩn số về điện tử và vũ khí, trong khi Su-30MKI của Ấn Độ có sức mạnh tấn công đáng sợ với tên lửa BrahMos.

Suc manh quan doi Trung - An anh 1
Không quân Ấn Độ tuyên bố đã chuẩn bị cho mọi xung đột, kể cả chiến tranh tổng lực trong bối cảnh gia tăng căng thẳng biên giới với Trung Quốc. Trong các chiến đấu cơ của Ấn Độ, Su-30MKI được xem là "át chủ bài". Ảnh: Wikipedia.
Suc manh quan doi Trung - An anh 2
Trong khi đó, J-11 được xem là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Suc manh quan doi Trung - An anh 3
Su-30MKI (trên) và J-11 (dưới) chiến đấu cơ nào chiếm ưu thế trong một cuộc chạm trán nếu có trên không. Ảnh: Aviation/Sina.
Suc manh quan doi Trung - An anh 4
Su-30MKI là phiên bản đặc biệt của Su-30 được Nga chế tạo riêng cho Không quân Ấn Độ. Phiên bản này bổ sung thêm cánh mũi, hệ thống điện tử hỗn hợp Nga, Ấn Độ, Pháp và Israel. Ảnh: India Defence.
Suc manh quan doi Trung - An anh 5
Trong khi đó, J-11 cũng là một sản phẩm có xuất xứ từ Nga. Đây là phiên bản của Su-27 sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép từ tập đoàn Sukhoi, Nga. Sau đó, Trung Quốc được cho là đã đơn phương hủy giấy phép và phát triển thành J-11B. Ảnh: USAF.
Suc manh quan doi Trung - An anh 6
Cảm biến chính của Su-30MKI là radar quét mạng pha điện tử thụ động N011M với tầm trinh sát tới 400 km. Radar có thể theo dõi 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại OLS-30, hệ thống tác chiến điện tử do Ấn Độ chế tạo. Ảnh: India Defence.
Suc manh quan doi Trung - An anh 7
Phiên bản sản xuất đầu tiên của J-11 sử dụng radar N001V của Nga với phạm vi tìm kiếm khoảng 140 km. Phiên bản J-11B được cho là sử dụng radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) do Trung Quốc chế tạo. Thông số kỹ thuật của radar này không được tiết lộ. Ảnh: Chinamil.
Suc manh quan doi Trung - An anh 8
Su-30MKI được trang bị 2 động cơ kiểm soát vector lực đẩy AL-31FP đem lại khả năng cơ động xuất sắc trong phạm vi hẹp. Động cơ cung cấp tốc độ tối đa khoảng 2.120 km/h ở độ cao lớn, phạm vi hoạt động 3.000 km với nhiên liệu nội bộ. Ảnh: Defence Update.
Suc manh quan doi Trung - An anh 9
J-11 được trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F của Nga, phiên bản J-11B được cho là sử dụng động cơ WS-10A chế tạo trong nước. Tốc độ tối đa khoảng 2.500 km/h, phạm vi hoạt động 3.500 km. Ảnh: CBS News.
Suc manh quan doi Trung - An anh 10
Su-30MKI có 12 điểm treo vũ khí với tổng tải trọng khoảng 8 tấn. Đặc biệt, tiêm kích này có thể mang tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, tầm bắn 300 km, một trong những sát thủ trên không đáng sợ nhất thế giới. Ảnh: India Defence.
Suc manh quan doi Trung - An anh 11
J-11 có 10 điểm treo vũ khí với tổng tải trọng khoảng 5 tấn. Tiêm kích này sử dụng hỗn hợp vũ khí của Nga và sản xuất trong nước. Ảnh: Chinamil.
Suc manh quan doi Trung - An anh 12
Nhìn chung Su-30MKI (trên) nắm ưu thế về khả năng cơ động, tải trọng vũ khí, trong khi J-11 có lợi thế về tốc độ, tầm bay. Mặt khác, J-11 chứa đựng nhiều thông tin chưa thể kiểm chứng về hệ thống điện tử, động cơ nên rất khó để so sánh với Su-30MKI. Ảnh: India Defence/Chinamil.
Sức mạnh quân sự đứng thứ 4 thế giới của Ấn Độ Quân đội Ấn Độ sở hữu hơn 2.000 máy bay, 4.400 xe tăng, 295 tàu chiến trong đó có 3 tàu sân bay được xếp hạng thứ 4 thế giới.

Những vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc phải e ngại

Tiêm kích Su-30MKI tối tân hay tên lửa hành trình BrahMos có tốc độ tấn công siêu nhanh là những vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc phải dè chừng.

Quốc Việt (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm