Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chỉ huy Philippines thách thức điều tra hàng nghìn vụ hành quyết

Người thi hành cuộc chiến chống ma túy tàn khốc ở Philippines ngày 17/5 đã thách thức các công tố viên truy tố ông về cái chết của hàng nghìn nghi phạm ma túy dưới tay cảnh sát.

Các nhà hoạt động cảnh báo nếu được bầu vào Thượng viện, ông có thể được miễn truy tố.

Ronald dela Rosa, người thừa lệnh Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ đạo cuộc trấn áp đẫm máu khiến quốc tế lên án, lờ đi lời kêu gọi điều tra các cáo buộc chống lại ông như bao che giới cảnh sát một cách có hệ thống, báo cáo sai lệch và hành quyết ngay tại chỗ.

Vị cựu tư lệnh cảnh sát quốc gia, biệt danh “Bato” (đá), nhận được sự ủng hộ của ông Duterte trong cuộc bầu cử ngày 13/5, và ông gần như chắc chắn giành ghế trong Thượng viện đầy quyền lực của Philippines.

cuoc chien chong ma tuy Philippines anh 1
Ông Ronald dela Rosa, cựu tư lệnh cảnh sát quốc gia, trong một buổi họp báo ở Manila năm 2017. Ảnh: Reuters.

“Cứ đến đây, cứ đến đây. Muốn làm gì cũng được, tôi sẽ không chạy trốn”, ông dela Rosa nói với kênh tin tức ANC khi được hỏi về khả năng bị điều tra, bao gồm cả ở Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan.

“Cứ thoải mái, thế nào cũng chơi, khi nào cũng được”, ông nói thêm.

Các đồng minh của ông Duterte vượt trội trong các thăm dò bầu cử giữa kỳ, thể hiện sự ủng hộ của dư luận cho đường lối chống ma túy đầy tranh cãi của tổng thống.

Dela Rosa và chính phủ một mực khẳng định tất cả 5.000 nghi phạm ma túy bị cảnh sát giết trong đợt trấn áp đều đã chống cự.

“Chúng tôi phải tự bảo vệ mình, chúng tôi phải tự vệ”, ông nói.

Nhiều người khác đã chết - ước tính từ vài nghìn đến hơn 20.000 - trong các vụ việc mà cảnh sát nói có thể liên quan đến ma túy, nhưng không nằm trong chiến dịch của họ.

Một luật sư Philippines đã khiếu nại lên ICC, cáo buộc dela Rosa tội ác chống lại loài người. Tháng 2/2018, tòa án này cho biết đã bắt đầu điều tra sơ bộ về cuộc chiến chống ma túy.

Cáo buộc ICC thiên vị, ông Duterte sau đó một tháng đã hủy tư cách thành viên ICC của Philippines, động thái không tạo sự khác biệt nào vì quyền tài phán của ICC bao gồm các tội ác gây ra trong thời kỳ một quốc gia làm thành viên, theo chuyên gia pháp lý.

Ông Duterte đã hứa khi đắc cử tổng thống năm 2016 sẽ loại bỏ tội phạm và ma túy. Ông và dela Rosa đã công khai thừa nhận thất bại, nhưng đổ lỗi cho sự phổ biến của methamphetamine (ma túy đá), thay vì nguyên nhân mà những người chỉ trích nêu ra: một chiến dịch thiếu sót cốt để gây sốc, nhắm đến người dùng ma túy ở khu ổ chuột thay vì các nhà cung cấp lớn.

Trong một bài đăng trên blog vào 17/5, Carlos Conde, nhà nghiên cứu Philippines cho tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, cho biết dela Rosa “sẽ có ngày đứng trước công lý”.

“Bây giờ dela Rosa là một nhà hoạch định chính sách, vì vậy càng cần đưa những người gây tội ác trong ‘cuộc chiến ma túy’ ra trước công lý”, ông nói.

TT Duterte được dự đoán sẽ củng cố quyền lực sau bầu cử Philippines

Người Philippines đi bỏ phiếu ngày 13/5 trong cuộc bầu cử giữa kỳ được dự đoán sẽ củng cố quyền lực của Tổng thống Duterte, cho phép ông khôi phục án tử hình và thay đổi hiến pháp.

Bầu cử Philippines - bài kiểm tra giữa kỳ của ông Duterte

Tổng thống Philippines không có tên trong danh sách phiếu bầu, nhưng bầu cử giữa kỳ được xem là cuộc trưng cầu dân ý quan trọng với ông Duterte, sau 3 năm nhậm chức nhiều sự kiện.


Trọng Thuấn

(theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm