Hình ảnh một đoạn cáp quang biển. |
Theo một nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển IA (Intra Asia - Liên Á) gặp sự cố từ ngày 28/1. Nguyên nhân do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130 km.
Sự cố làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore qua IA, khiến tốc độ truy cập các website nước ngoài bị ảnh hưởng.
Hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 4 tuyến cáp quang biển gặp trục trặc. Điều đó đồng nghĩa phần lớn lưu lượng Internet đi nước ngoài không thể sử dụng.
Tuyến cáp Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố từ cuối tháng 12/2022, trên phân đoạn S6 gần Hong Kong (Trung Quốc). Tuyến cáp này đã 4 lần gặp lỗi trong năm 2022. Đến 21/1, phân đoạn S9 hướng đi Singapore của APG bị lỗi.
Những tuyến cáp khác cũng gặp sự cố, chưa thể khắc phục là Asia America Gateway (AAG) và Asia - Africa - Euro 1 (AAE-1). Tuyến AAG gặp trục trặc trên nhánh S1B, S1D tại hướng kết nối Singapore và nhánh S1H, S1I tại hướng đi Hong Kong. Hiện tại, chỉ có sự cố trên nhánh S1H được sửa xong.
Tuyến cáp AAE-1 gặp lỗi dò nguồn (shunt fault) từ tháng 11/2022 trên phân đoạn S1H.1 hướng Hong Kong và S1H.3 hướng Singapore. Trong khi sự cố trên nhánh S1H.3 đã được sửa vào ngày 13/1, lỗi trên nhánh S1H.1 đi Hong Kong chưa được khắc phục.
IA, APG, AAG và AAE-1 là 4 trong 5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Tuyến cáp còn lại là SMW3 (SEA - ME - WE3).
Tuyến cáp IA có chiều dài 6.800 km, dung lượng 3,84 Tb/s và vận hành từ tháng 11/2009. Tuyến cáp này kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. Đây là tuyến cáp quan trọng trong việc trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng tại Việt Nam và khu vực.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.