Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chỉ còn là chuyện giữa Facebook và Zing Me

Đó là nhận định của các chuyên gia truyền thông xã hội về cục diện thị trường mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam hiện nay.

Chỉ còn là chuyện giữa Facebook và Zing Me

Đó là nhận định của các chuyên gia truyền thông xã hội về cục diện thị trường mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam hiện nay.

Facebook và Zing Me là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong hội thảo về truyền thông xã hội diễn ra mới đây tại TP HCM. Yahoo! 360 từng giữ vị trí độc tôn trong lĩnh vực MXH tại Việt Nam. Tuy nhiên, vị thế này lung lay dữ dội suốt nửa cuối 2008, khi nhiều thành viên âm thầm ra đi vì mạng liên tục trục trặc và tin đồn dịch vụ sẽ ngừng hoạt động vào tháng 4/2009. Sau các thông tin úp mở thiếu thống nhất từ đại diện Yahoo! Việt Nam, cuối cùng thì việc Yahoo! 360 đóng cửa cũng xảy ra ngày 13/7.

MXH thế hệ 3 lên ngôi

Quanh thời điểm Yahoo! 360 ngừng hoạt động, các MXH ở Việt Nam như Yume, Tamtay, Multiply, Yobanbe... đều có sự gia tăng đột biến về lượng thành viên đăng ký mới. Tuy nhiên, đà tăng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi dừng lại, trừ trường hợp Facebook. Với tốc độ tăng khoảng 200.000 thành viên mới mỗi tháng, Facebook hiện có trên một triệu thành viên hoạt động (người có đăng nhập trong vòng 30 ngày gần nhất) tại Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Trường, “ma mới” của Facebook, nói: “Sau khi Yahoo! 360 ngừng hoạt động, mình cũng băn khoăn chọn một kênh để liên lạc với bạn bè. Thấy bạn bè qua Facebook nhiều, mình cũng thử dù hơi khó sử dụng”.

Trong khi đó, “ma cũ” Trần Hải Minh nhận xét: “Bạn bè mình ở nước ngoài nhiều nên Facebook là lựa chọn số 1. Thêm nữa, trên này có các ứng dụng để giải trí, thích hợp với người thường xuyên sử dụng Internet như mình”.

Sự bành trướng của Facebook sắp làm nên cuộc soán ngôi tại thị trường MXH Việt Nam thì một MXH “Made in Vietnam” xuất hiện khiến cục diện thay đổi bất ngờ.

Ra đời muộn (tháng 8/2009), Zing Me bỏ lỡ cơ hội đón hành khách di tản từ con tàu đắm Yahoo! 360. Tuy nhiên, chỉ trong vòng hai tháng, MXH này đã bắt kịp Facebook về số thành viên hoạt động. Theo ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc công ty VinaGame (đơn vị quản lý Zing Me), MXH này đạt 3,75 triệu thành viên hoạt động vào ngày 4/12, trong khi con số tương ứng của Facebook là 1,02 triệu.

Zing Me và Facebook là hai MXH thuộc thế hệ web 3.0 với tính năng cập nhật thông tin trong thời gian thực, nội dung đa dạng và khả năng mở rộng vô tận thông qua việc mở giao diện lập trình ứng dụng cho bên thứ ba tham gia đồng sáng tạo. Đây là điều mà các MXH thế hệ hai với tính năng chủ yếu như viết blog, upload ảnh, video... không thể cạnh tranh.

Chỉ còn cuộc đua song mã giữa Facebook và Zing Me
Mạng xã hội thế hệ 3 lên ngôi.

Chiến lược “chiến tranh nhân dân”

Giải thích sự tăng trưởng vượt bậc của MXH nội địa thế hệ ba, ông Khải cho rằng, ngoài hạ tầng tốt và nội dung được bản địa hóa tối đa cho người Việt, chiến lược sử dụng sức lan tỏa của cộng đồng mạng đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, tính năng mời bạn được nhấn mạnh và khai thác tối đa.

Đặc biệt, thành viên được khuyến khích mời bạn bè tham gia bằng phần thưởng là vật phẩm độc đáo trong các ứng dụng. Ví dụ, ở game Nông trại vui vẻ, người chơi dù có “cày” bao nhiêu đi nữa cũng không thể kiếm đủ tiền ảo để mua chó giữ vườn, trong khi đây lại là vật nuôi đáng thèm muốn nhất của trò chơi. Để có được nó, người chơi phải mời được 10 người tham gia MXH.

Nhân viên văn phòng Phạm Thu Trang cho biết: “Tình cờ được mời vào chơi một game trên Zing Me. Và giờ thì cứ đến giờ giải lao là mấy chị trong phòng mình chúi mũi vào mấy ứng dụng trên đó. Thỉnh thoảng có ai ''up'' hình lên là cả hội lại xúm vào ''bình loạn''. Vui lắm!”.

Dù thị trường MXH ở Việt Nam chỉ còn cuộc đua song mã nhưng các MXH khác không phải là không có cơ hội phân định lại ngôi thứ. Ông Paul Hưng, Giám đốc công ty VON (chủ sở hữu MXH YuMe), nhận định: “Không thể có sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu, nên vấn đề của các MXH khác là phải tìm kiếm và phục vụ cho những nhu cầu chưa được đáp ứng”.

Quá trình phát triển của web trong 20 năm qua:

Đặc điểmWeb 1.0

Web 2.0

Web 3.0

Giai đoạn phát triển mạnh

1990 - 2000

2000 - 2004

2004 - nay

Tương tác

1 chiều (người dùng chỉ xem/đọc thông tin từ site)

2 chiều: người dùng tạo ra nội dung và tương tác (bình luận, chia sẻ văn bản, hình ảnh, video) với người dùng khác

- Tương tác trong thời gian thực.

- Đồng sáng tạo, cung cấp công cụ cho bên thứ 3 phát triển ứng dụng.

- Tương tác 3 chiều

- Tích hợp game, giáo dục, kinh doanh...

Đối tượng

Dành cho cá nhân

Dành cho tập thể (trí tuệ cộng đồng)

Dành cho cộng đồng

Nội dung

Do chủ site cung cấp

Chủ yếu do người dùng tạo ra

Do người dùng tạo ra, phần lớn là bằng công cụ hoặc ứng dụng của bên thứ 3.

Giao diện

Cứng nhắc

Có thể tùy biến

Có thể tùy biến

Mục đích

Cung cấp thông tin

Chia sẻ, kết nối

Kết nối, chia sẻ, làm việc qua mạng

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm