Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi 340 triệu USD chế tạo tàu vũ trụ lao vào thiên thạch

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan không gian châu Âu (ESA) đang lên kế hoạch chế tạo tàu vũ trụ có khả năng lao thẳng vào tiểu hành tinh khổng lồ khi nó bay qua quỹ đạo trái đất năm 2022.

Chi 340 triệu USD chế tạo tàu vũ trụ lao vào thiên thạch

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan không gian châu Âu (ESA) đang lên kế hoạch chế tạo tàu vũ trụ có khả năng lao thẳng vào tiểu hành tinh khổng lồ khi nó bay qua quỹ đạo trái đất năm 2022.

Theo đó, dự án trị giá 340 triệu USD của Mỹ và châu Âu sẽ bao gồm 2 tàu vũ trụ chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để một trong số chúng sẽ lao thẳng vào tiểu hành tinh khổng lồ khi nó tiếp cận trái đất ở khoảng cách gần, nhằm xác định thành phần cấu tạo lên khối đá trời khổng lồ đang lang thang trong không gian.

Dự án bao gồm 2 tàu vũ trụ, với một chiếc được thiết kế để lao thẳng xuống bề mặt tiểu hành tinh.

Tiểu hành tinh được chọn mang tên Didymos, sẽ bay qua trái đất vào năm 2022. Tuy nhiên, tiểu hành tinh này hoàn toàn “không có khả năng va chạm với địa cầu”, chính vì vậy, nó được chọn để tiến hành vụ thăm dò thiên thạch đầu tiên trong lịch sử chinh phục không gian của con người.

Tuy tiếp cận trái đất ở khoảng cách gần nhưng cũng phải mất tới 3 năm để các tàu vũ trụ này có thể di chuyển từ trái đất đến khu vực thiên thạch sẽ bay qua. Chính vì lẽ đó, các tàu vũ trụ đặc biệt này sẽ được phóng đi vào năm 2019, để có thể đến đúng “điểm hẹn” với Didymos vào năm 2022.

Các nhà khoa học tính toán, nơi gặp gỡ của Didymos và các tàu thăm dò sẽ cách trái đất 11 triệu km. Khi đó, tiểu hành tinh Didymos sẽ di chuyển với vận tốc tương đương 22.530 km/h. Các nhà khoa học hy vọng, vụ va chạm sẽ tạo thành hố lớn trên Didymos, khiến cấu trúc của nó được phát lộ.

Phát biểu tại Hội nghị Khoa học Mặt trăng và Hành tinh thường niên lần thứ 44, các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chinh phục không gian cho biết, tiểu hành tinh Didymos thực sự đặc biệt bởi nó bao gồm 2 loại vật liệu riêng biệt, dính chặt với nhau bởi lực hấp dẫn.

Việc cho tàu vũ trụ lao vào tiểu hành tinh này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu được cấu tạo của một thiên thạch đang di chuyển trong không gian đồng thời hy vọng, cú đâm ngoạn mục sẽ giúp nhân loại nắm giữ được quy luật di chuyển của các tiểu hành tinh, nhằm tác động để chuyển hướng những khối đá trời khổng lồ có khả năng đe dọa sự tồn vong của trái đất.

Trong khi tàu vũ trụ của Mỹ đảm trách nhiệm vụ lao xuống, chiếc tàu còn lại do châu Âu sản xuất sẽ bay lơ lửng bên trên, thu thập dữ liệu từ vụ va chạm để chuyển về trái đất. Nếu vụ va chạm thành công, chắc chắn độ chênh lệch quỹ đạo bay của Didymos sẽ được ghi nhận. Dựa vào đó, các chuyên gia thiên văn dễ dàng xác định được những tác động cần thiết để thay đổi quỹ đạo một tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với địa cầu.

Các chuyên gia dự đoán, chi phí chế tạo và phóng tàu vũ trụ thực hiện cú bổ nhào vào bề mặt tiểu hành tinh Didymos sẽ vào khoảng 140 triệu USD trong khi tàu vũ trụ thực hiện nhiệm vụ đo đạc, truyền tin sẽ tiêu tốn 200 triệu USD. Dù không rẻ và khá mạo hiểm nhưng lợi ích mà dự án này có thể mang lại khiến nó đáng để thử.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm