Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chênh lệch thuế xăng dầu chảy vào túi ai?

Không còn bị động theo mức thuế mà Bộ Tài chính áp dụng, các doanh nghiệp đầu mối có thể chủ động lựa chọn nguồn nhập khẩu. Khi đó, chênh lệch thuế trở thành khoản lãi kinh doanh.

chenh lech thue xang dau ai huong loi anh 1
Thị trường nhập khẩu chính các mặt hàng xăng dầu của Việt Nam đã dịch chuyển từ Đài Loan, Trung Quốc... sang ASEAN và Hàn Quốc, khi các hiệp định về tự do thương mại có hiệu lực, khiến mức thuế giảm mạnh.
chenh lech thue xang dau ai huong loi anh 2
Singapore vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, với lượng hơn 800.000 tấn chỉ trong 2 tháng đầu năm. Xếp sau lần lượt là Thái Lan và Trung Quốc.
chenh lech thue xang dau ai huong loi anh 3
Kể từ tháng 5/2015, chênh lệch giữa thuế MFN

(thuế suất ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO)

và thuế nhập khẩu xăng dầu giữa Việt Nam - ASEAN, Hàn Quốc đã tăng mạnh. Mức chênh cao nhất lên tới 10% cho cả mặt hàng xăng RON 92 và dầu.

 

chenh lech thue xang dau ai huong loi anh 4
Trong thời điểm thuế MFN là dòng thuế duy nhất chi phối các nguồn nhập khẩu của Việt Nam, kết quả kinh doanh công ty mẹ của Petrolimex biến động khá mạnh. Khi đó, doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào mức thuế cố định do Bộ Tài chính áp dụng. Tuy nhiên, sang năm 2015, Petrolimex đã có nhiều quyền chủ động hơn, nhờ công thức thuế chênh lệch.
chenh lech thue xang dau ai huong loi anh 5

Tạm tính giá tối ưu theo thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc, giá nhiên liệu tại Việt Nam có thể giảm thêm 700 đồng một lít so với hiện nay. Tuy vậy, Hàn Quốc chỉ là thị trường nhập khẩu nhỏ của Việt Nam, mà nguồn chính vẫn là từ Singapore, với mức thuế hiện là 20%, đúng bằng thuế do liên Bộ áp dụng để tính giá cơ sở. Sự thay đổi về giá nếu có, sẽ chủ yếu là ở mặt hàng dầu.

Đánh giá về vấn đề chênh lệch thuế xăng đang "làm lợi" cho các doanh nghiệp đầu mối, lãnh đạo một công ty xăng dầu cho rằng thuế chỉ là một bộ phận cấu thành nên giá cơ sở, chứ không phản ánh hết toàn bộ chi phí của các doanh nghiệp trong ngành.

Ngoài ra, xăng dầu nhập khẩu từ các nguồn có được hưởng mức thuế ưu đãi tối đa của FTA hay không còn tùy thuộc vào việc hàng hóa đó có chứng nhận C/O form D (chứng nhận xuất xứ với điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa).

Vì vậy, vấn đề lợi dụng được chênh lệch thuế hay không phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập đáp ứng được yêu cầu hưởng thuế đến mức nào.

"Không phải đơn vị nào cũng có được nguồn nhập với mức thuế tối ưu. Hơn nữa, doanh nghiệp còn phải so sánh giữa phần tiết kiệm thuế và chi phí khác, ví như nhập xăng RON 92 từ ASEAN tuy đắt hơn về thuế, nhưng lại rẻ hơn về chi phí vận chuyển so với Hàn Quốc", vị này chia sẻ.

Tính đúng thuế, giá xăng Việt Nam chỉ bằng nước lọc

Nếu tính theo mức thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc, giá cơ sở của xăng sẽ thấp hơn hiện nay khoảng 700 đồng. Khi đó, giá bán lẻ có thể chỉ là 13.000 đồng thay vì 13.750 đồng mỗi lít.



Phượng Nguyễn - Hạ Minh

Bạn có thể quan tâm