Ngay khi Kiệu Bà Thiên Hậu trở về sau khi diễu hành qua nhiều cung đường trung tâm TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), nhiều người dân đã tràn vào chánh điện để bốc tro tàn trong lư hương. |
Cảnh tượng hỗn loạn diễn ra nhanh chóng trong khu vực chánh điện khiến lực lượng an ninh bất lực. |
Mặc dù được lực lượng nhân viên chùa nhắc nhở, nhiều người vẫn cố chen lấn xô đẩy với mong muốn lấy được tro trước tượng Bà. |
Tro được người dân gói trong các bịch bóng được mang sẵn. Theo quan điểm của nhiều người, việc lấy được tro trong chùa sẽ giúp họ may mắn và công việc làm ăn trong năm mới trở nên suôn sẻ. |
Một người dân vui mừng khi bốc được một nắm tro mang về. |
Lượng chen lấn quá đông khiến nhiều người bị mắc kẹt và không thể trở ra ngoài. |
Nhiều người không chọn bốc tro nhưng cố tiến đến để cắm một nén nhang cầu may mắn và tài lộc. |
Phía bên ngoài chánh điện, lượng người đứng chờ ngày một đông. |
Nghi thức diễu hành Kiệu Bà Thiên Hậu được bắt đầu lúc 16h và kết thúc vào lúc 18h. |
Đông đảo người dân đứng chờ rất lâu phía trong chùa để đợi Kiệu Bà trở về. |
Sau khi trở về, đại diện phía chùa đã làm đầy đủ các nghi thức trước khi cho người dân trở vào trong để tiếp tục thắp nhang và xin lộc. |
Lễ cúng vía Bà được tiến hành vào lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng. Khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi đổ về. Trong hai ngày này có nhiều tiết mục hấp dẫn mang đậm tính văn hóa dân gian và gần gũi với nhân dân như sự xuất hiện nhiều nhân vật huyền thoại, diễu hành xe hoa, cồng, chiêng, trống, cờ, lân sư rồng. |
So với 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 2021 và 2022, năm nay lượng khách về tham dự lễ hội, du xuân và cầu lộc ở chùa Bà Thiên Hậu tăng trở lại. Ước tính từ đêm giao thừa đến tối ngày 31/1 (tức mùng 10 Tết), hơn 100.000 lượt khách đến viếng và thỉnh lộc Bà. |
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.