Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chạy đua thâu tóm công ty tài chính

Nhiều ngân hàng đang chạy đua thâu tóm công ty tài chính (CTTC), để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

Công ty tài chính khó tồn tại độc lập

Vì quy mô nhỏ, vốn điều lệ chỉ 500 - 1.000 tỷ đồng, các CTTC sẽ khó duy trì hoạt động, mà phải bán lại cho ngân hàng để tái cấu trúc hoạt động.

Bên cạnh đó, vì nguồn vốn của CTTC thường cho vay trung và dài hạn, trong khi họ không được huy động vốn trên thị trường dân cư, nên khó tồn tại bền vững. Đó là lý do khiến không ít CTTC gặp khó khăn trong thời gian qua và đành phải bán lại cho các ngân hàng thương mại.

Maritime Bank đã lên kế hoạch mua lại công ty tài chính.

Maritime Bank đã lên kế hoạch mua lại công ty tài chính.

Trong khi đó, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho biết, NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, đồng thời tập trung vào tái cơ cấu các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong đó có CTTC, công ty cho thuê tài chính…

Minh bạch thông tin ngân hàng: Cuộc chơi không công bằng

Đã sang tháng 9 nhưng nhiều ngân hàng vẫn ỉm thông tin tình hình tài chính nửa đầu năm 2014. Cuộc chơi chưa rõ khi nào mới công bằng.

Cơ hội cho ngân hàng thâu tóm

Việc mua lại các CTTC sẽ là cơ hội tăng trưởng, vì tiềm năng phát triển tín dụng tiêu dùng của thị trường còn khá lớn. Đây chính là cơ hội để các ngân hàng rút ngắn thời gian đẩy mạnh chiến lược bán lẻ, cho vay phân tán. Trong số đó, SHB, Maritime Bank đã lên kế hoạch mua lại CTTC trong thời gian tới.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần vừa mua lại một CTTC cho biết, Việt Nam có lợi thế về dân số trẻ, nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng còn hạn chế. Đặc biệt là với tín dụng tiêu dùng, nhu cầu của người dân luôn có, song cung trên thị trường chưa đủ. Vì thế, sau khi mua lại CTTC của một tập đoàn ngoài ngành, trong thời gian tới, nhà băng này sẽ chuyển đổi thành CTTC trực thuộc Ngân hàng như HDBank đã từng làm.

“Chi phí quản lý đối với tín dụng vay tiêu dùng có thể gấp 3 lần đối với hoạt động bán sỉ, nhưng tỷ suất sinh lời rất lớn. Có những sản phẩm tỷ suất sinh lời lên đến 30 - 40%, vì biên lợi nhuận trong cho vay tiêu dùng rất cao”, vị phó tổng giám đốc trên nói.

Thực tế cho thấy, nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân Việt Nam rất lớn, nhưng để “gõ” được cửa ngân hàng vay tiêu dùng là điều hoàn toàn xa vời đối với người lao động không đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng, như sổ lương, mức thu nhập...,  vì thế,  các CTTC đang tấn công mạnh vào các đối tượng khách hàng này. Chẳng hạn, Home Credit cho vay với món nhỏ, thậm chí 3 – 5 triệu đồng, nhưng hiệu quả thu lại rất lớn, nhờ lãi suất cao. Điều này được chứng minh qua kết quả của Home Credit khi đạt hơn 700 tỷ đồng trước thuế, cao hơn nhiều so với kết quả lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong nước. Lợi nhuận của Home Credit bỏ xa lợi nhuận của một số ngân hàng cỡ trung, như Maritime Bank, DongA Bank...

Chính miếng “bánh” cho vay tiêu dùng còn lớn, nên các ngân hàng thương mại bắt đầu chạy đua thâu tóm CTTC để có thể nhanh chóng mở rộng thị phần bằng con đường tắt, thay vì thành lập CTTC hoặc mở rộng mạng lưới cho vay nhỏ lẻ.

SHB đang lên kế hoạch thâu tóm một CTTC để tái cấu trúc đơn vị này thành công ty con trực thuộc. Chủ tịch SHB, ông Đỗ Quang Hiển cho rằng, đây là cơ hội để SHB phát triển mảng dịch vụ ngân hàng phục vụ tiêu dùng, một trong những dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay, đem lại nhiều nguồn thu giá trị gia tăng.

Nhưng bên cạnh đó cũng có những nỗi lo, khi các nhà băng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng sẽ khó tránh tình trạng cho vay dưới chuẩn, dễ dẫn đến sự sụp đổ tín dụng cá nhân như đã từng xảy ra ở Mỹ khi nợ xấu tăng.

Tân binh nào sẽ gia nhập thị trường ngân hàng?

Sự xuất hiện của những tân binh và những cuộc thay tên, đổi chủ sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng trong năm nay.

 

http://baodautu.vn/chay-dua-thau-tom-cong-ty-tai-chinh.html

Theo Thùy Vinh/ Báo Đầu Tư

Bạn có thể quan tâm