Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Âu đồng ý cho Tây Ban Nha vay 100 tỉ euro

17 bộ trưởng tài chính châu Âu đã đồng ý cho Tây Ban Nha vay tới 100 tỉ euro (125 tỉ USD) để vực dậy ngành ngân hàng đang bên bờ vực phá sản.

Châu Âu đồng ý cho Tây Ban Nha vay 100 tỉ euro

17 bộ trưởng tài chính châu Âu đã đồng ý cho Tây Ban Nha vay tới 100 tỉ euro (125 tỉ USD) để vực dậy ngành ngân hàng đang bên bờ vực phá sản.

>> Dòng tiền chảy đang vào các ngân hàng Đức
>> Cuộc sống khốn khó của người dân Hy Lạp trong khủng hoảng

Người dân Tây Ban Nha biểu tình phản đối gói cứu trợ ở Madrid ngày 9/6. Dòng biểu ngữ mang tên: "Chúng tôi không nợ. Chúng tôi không trả". Ảnh: Reuters


 

Trong khi đó, chính quyền Madrid tuyên bố nước này sẽ thông báo cần cụ thể chính xác bao nhiêu tiền sau khoảng một tuần kiểm toán độc lập.

Cuộc họp qua điện thoại kéo dài 2,5 giờ đồng hồ của 17 bộ trưởng tài chính châu Âu diễn ra rất căng thẳng.

Châu Âu và Tây Ban Nha nhận định khoản tiền giải cứu này đủ để hỗ trợ bất kỳ sự căng thẳng tài chính nào. "Khoản vay phải đủ để đáp ứng yêu cầu dự tính về vốn, cộng với khoản tiền an toàn bổ sung,  ước tính lên tới 100 tỉ euro” – tuyên bố của nhóm Eurozone cho biết.

Các bộ trưởng tài chính Eurozone khẳng định "ủng hộ các nỗ lực của chính quyền Madrid kiên quyết tái cấu trúc khu vực tài chính, đồng thời hoan nghênh ý tưởng tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính từ các thành viên eurozone". Điều kiện cho khoản trợ giúp này đối với Chính phủ Tây Ban Nha chỉ là phải chấn chỉnh các khu vực tài chính.

Tây Ban Nha thông báo muốn được có các khoản nhằm hỗ trợ ngân hàng nước này, nhưng không đưa ra cụ thể con số cho tới khi hai cơ quan kiểm toán độc lập là Oliver Wyman và Roland Berger thông báo kết quả đánh giá về ngành ngân hàng nước này.

Với khoản giải cứu này, Tây Ban Nha trở thành nước thứ 4 trong khối yêu cầu được hỗ trợ kể từ khi khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu. Cộng với khoản tiền hỗ trợ Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và bây giờ là Tây Ban Nha, Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cam kết cung cấp gói cứu trợ tổng cộng 500 tỉ euro.

Mỹ hiện đang lo lắng khủng hoảng nợ công sẽ kéo kinh tế nước Mỹ rơi vào suy thoái sâu. Bởi vậy, Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner tuyên bố hoan nghênh gói giải cứu. “Điều này rất quan trọng cho nền kinh tế Tây Ban Nha và là những bước chắc chắn đi đến sự thống nhất tài chính vốn rất quan trọng cho khu vực euro”.

Theo Tuổi Trẻ

 

 

Theo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm