Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Âu chi đậm để mua vũ khí Mỹ trong năm 2022

Doanh số bán vũ khí năm 2022 của Mỹ cho các đồng minh NATO tăng gần gấp đôi so với năm 2021, theo phân tích được Foreign Policy đăng tải ngày 29/12.

Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán xe tăng M1 Abrams cho Ba Lan đầu tháng 12 này. Ảnh: Reuters.

Trong năm 2021, chính phủ Mỹ đã chấp thuận 14 dự án bán vũ khí lớn cho các đồng minh NATO với tổng giá trị 15,5 tỷ USD, Foreign Policy phân tích dựa trên dữ liệu của Cơ quan Hợp tác Quốc phòng An ninh (DSCA), Bộ Quốc phòng Mỹ.

Sang năm 2022, các con số này tăng lên thành 24 dự án với giá trị ước tính khoảng 28 tỷ USD - bao gồm 1,24 tỷ USD bán cho Phần Lan, nước dự kiến trở thành thành viên của khối trong thời gian tới.

Dù không phải thương vụ vũ khí nào cũng có giá trị giống như giá chào mời ban đầu, sự gia tăng trên cho thấy biến động trong cấu trúc an ninh châu Âu sau khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát.

Sau khi chiến sự nổ ra, nhiều quốc gia châu Âu phê duyệt kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng để có thể đối phó tốt hơn trước các thách thức an ninh tiềm tàng.

Một số thương vụ bán vũ khí của Mỹ cho châu Âu - như phi đội F-35 trị giá 8,4 tỷ USD cho Đức - đã được lên kế hoạch từ nhiều năm trước. Dù vậy, nhiều thương vụ lớn khác chỉ được khởi động trong năm nay.

Ví dụ, đầu tháng 12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ cung cấp 116 xe tăng M1 Abrams cho Ba Lan, chỉ 8 tháng sau khi kế hoạch mua xe tăng của Warsaw được công bố. Trước đó, Mỹ cũng đã đồng ý bán hệ thống tên lửa HIMARS cho hai nước Đông Âu là Estonia và Lithuania.

“Mọi quốc gia đều đang cố gắng hoàn thành các thương vụ mua vũ khí nhanh nhất có thể”, một quan chức quốc phòng Đông Âu giấu tên nói với Foreign Policy.

Bản sắc Liên minh châu Âu

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.

Mỹ, EU và NATO đồng loạt kêu gọi kiềm chế ở biên giới Serbia - Kosovo

Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi các bên kiềm chế tối đa ở phía bắc Kosovo giữa lúc căng thẳng leo thang.

Ông Macron kêu gọi châu Âu giảm phụ thuộc vào Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết châu Âu cần đóng vai trò quyết định hơn trong NATO, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và phát triển khả năng phòng thủ của riêng mình.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm