Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Á sẽ hứng siêu động đất sau loạt chấn động liên tiếp?

Việc 4 cơn địa chấn mạnh liên tiếp làm rung chuyển Nam Á, Myanmar và Nhật Bản chỉ trong vòng 48 giờ làm dấy lên lo ngại rằng một trận động đất thảm khốc có thể đang hình thành.

Lở đất nghiêm trọng ở khu vực thị trấn Minamiaso, tỉnh Kumamoto, ngày 16/4. Ảnh: Reuters

Trận động đất mạnh 7,3 độ Richter xảy ra tại tỉnh Kumamoto miền Nam Nhật Bản, rạng sáng 16/4, có thể đã làm 11 người chết và nhiều người phải tìm nơi trú ẩn. Nhiều toà nhà đã đổ sập trong khi người dân vẫn bị mắc kẹt bên trong. Chỉ trước đó hơn một ngày, cơn địa chấn mạnh 6,4 độ Richter tối 14/4 cũng làm rung chuyển chính khu vực này. 

Các chuyên gia nhận định hai vụ động đất có thể có mối liên kết. "Trận động đất trước đó có thể là tiền chấn cho cơn địa chấn rạng sáng nay", Shinji Toda, giáo sư Đại học Tohoku, trả lời NHK.

Nhiều trận động đất lớn khác cũng được ghi nhận trong những ngày gần đây. Cùng ngày 14/4, một trận động đất mạnh 5,9 độ Richter đã xảy ra ở khu vực đảo Mindanao, phía nam Philippines, lúc 2h20. Giới chức cho biết không có nguy cơ sóng thần và họ không nhận được báo cáo nào về thương vong hay thiệt hại.

Một cơn địa chấn mạnh 6 độ Richter cũng làm rung chuyển bờ biển ngoài khơi đảo Vanuatu ở Thái Bình Dương. Nó xảy ra ở khu vực cách thị trấn Port Orly khoảng 85 km. Vanuatu nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, một trong những khu vực hay xảy ra động đất và núi lửa phun trào. 

nguy co xay ra dong dat anh 1

Hiện trường ngổn ngang sau động đất ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Ảnh: 

Reuters

Tối 13/4, trận động đất mạnh 7 độ Richter đã xảy ra tại khu vực tây bắc Myanmar. Rung lắc cũng có thể cảm nhận được ở Bangladesh và một phần Ấn Độ. Trước đó 3 ngày, một trận động đất làm rung chuyển nhiều khu vực ở miền bắc Ấn Độ, Pakistan và thủ đô Kabul của Afghanistan ngày 10/4. Các chấn động xảy ra liên tục và kéo dài ít nhất 5 phút. 

Các nhà khoa học cho biết số lượng động đất lớn xảy ra ở khắp vùng phía nam châu Á và Thái Bình Dương kể từ đầu năm đến nay cao hơn mức trung bình. Chỉ trong vòng hơn 3 tháng, 10 trận động đất đã làm rung chuyển khu vực. Mức độ gia tăng làm dấy lên những lo ngại về sự lặp lại của trận động đất Nepal năm 2015 từng khiến 8.000 người chết, hoặc thậm chí tồi tệ hơn.

"Các điều kiện hiện nay còn có thể kích hoạt ít nhất 4 trận động đất mạnh hơn 8 độ Richter. Và nếu chúng xuất hiện muộn hơn, thì sự tích tụ còn có thể gây ra hậu quả thảm khốc hơn những trận động đất lớn", Roger Bilham, nhà địa chấn học của Đại học Colorado, Mỹ, nhận định. 

nguy co xay ra dong dat anh 2

Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là nguyên nhân gây ra động đất. Ảnh: 

USGS

Theo Viện Quản lý thiên tai Ấn Độ (NIDM), áp lực ở vùng núi phía đông bắc, cùng sự va chạm của mảng kiến tạo Himalaya và mảng kiến tạo Indo-Burma đã gây báo động đỏ cho toàn khu vực. Trong khi đó, kiến tạo mảng ở khu vực phía tây của Nepal vẫn đang bị "khoá" và giới khoa học lo ngại đây là một mối kích hoạt.

Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng trận động đất ở Nepal năm 2015 không thể phá vỡ các phần bị khoá ở sức ép bên dưới dãy Himalaya và vùng phía tây của Kathmandu. Áp lực bị đè nén có thể được giải phóng và gây một cơn địa chấn mạnh. 

"Một trận động đất với cùng độ mạnh có thể xảy ra hôm nay, hoặc trong vòng 50 năm nữa ở Kashmir, Himachal, Punjab và Uttrakhand. Sự tích tụ áp đang diễn ra ở khắp nơi. Nhưng chúng tôi không biết nó sẽ đạt tới giới hạn đàn hồi khi nào và ở đâu", BK Rastogi, giám đốc Viện nghiên cứu địa chấn Ấn Độ, cho hay.

Động đất lại rung chuyển miền Nam Nhật Bản, 9 người chết

Một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter xảy ra tại tỉnh Kumamoto miền Nam Nhật Bản, làm ít nhất 9 người chết, chỉ một ngày sau cơn địa chấn mạnh 6,4 độ Richter.

Động đất 7 độ Richter rung chuyển Myanmar

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay trận động đất mạnh 7 độ Richter vừa xảy ra tại khu vực tây bắc Myanmar.




Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm