Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Á gồng mình trải qua năm 2016 đầy biến động

Phán quyết của Toà án Quốc tế về Biển Đông, chuyến đi nhiều cảm xúc của ông Obama tới châu Á hay vấn đề hạt nhân Triều Tiên là những điểm nhấn tại khu vực trong năm 2016.

Tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến trong năm 2016, thu hút sự chú ý, quan tâm sát sao của giới truyền thông quốc tế.

Phán quyết Toà án Quốc tế về Biển Đông

Tòa án trọng tài Quốc tế ngày 12/7 đã ra phán quyết lịch sử về Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lý, bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.

Trung Quốc trơ tráo bác bỏ hoàn toàn phán quyết, khẳng định cái gọi là "chủ quyền" với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời ngang ngược cho rằng các việc làm của Bắc Kinh "hợp pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế".

Tong ket chau A 2016 anh 1

Hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh:

CSIS.

Trả lời Zing.vn, tiến sĩ Zach Abuza, chuyên gia an ninh khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Trung Quốc rất có thể sẽ lợi dụng các nước láng giềng để hành động, tiếp tục sử dụng tầm ảnh hưởng của mình đối với Campuchia, Lào, Brunei và thậm chí Myanmar, nhằm ngăn chặn một phản ứng thống nhất từ các nước ASEAN”.

Trong một diễn biến khác, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ngày 14/12 thông báo Trung Quốc có vẻ đã lắp đặt xong hệ thống phòng không và chống tên lửa trên cả 7 điểm đảo nhân tạo xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phản ứng về động thái này, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết Manila hiện đang tạm gác các tranh chấp trên Biển Đông với Bắc Kinh để tập trung thúc đẩy mối quan hệ với Trung Quốc trên các lĩnh vực khác như thương mại và chính trị.

Tong ket chau A 2016 anh 2
Ảnh vệ tinh cho thấy các vị trí của súng phòng không và khí tài trên điểm đảo nhân tạo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Ảnh: CSIS/AMTI.

 

Điều này khiến nhiều nhà quan sát cho rằng Trung Quốc và Philippines âm thầm có những thoả thuận ngầm sau phán quyết. Tổng thống Duterte dường như muốn ngả về Trung Quốc khi tuyên bố 2 nước là “những người anh em máu mủ”, có thể “xử lý thỏa đáng các tranh chấp” và thể hiện nhiều động thái muốn “tách” khỏi Mỹ, xây dựng chính sách ngoại giao độc lập.

Sự nhân nhượng của Philippines nhằm phục vụ các lợi ích về trao đổi thương mại, kinh tế với Bắc Kinh. 

Thiên tai đồng loạt tấn công châu Á

Năm 2016, các quốc gia châu Á phải đối mặt với nhiều trận mưa lũ, ngập lụt, động đất, hạn hán gây ra nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất.

Chỉ trong vòng 2 ngày vào đầu tháng 10, 4 cơn địa chấn mạnh liên tiếp làm rung chuyển Nam Á, tây bắc Myanmar và phía nam Nhật Bản khiến 11 người chết và nhiều người bị thương, tìm nơi trú ẩn. 

Tong ket chau A 2016 anh 3

Siêu bão Meranti khiến gần một triệu hộ gia đình ở phía nam Đài Loan mất điện. Ảnh: CNA.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng phải gánh chịu đợt nắng nóng kỷ lục, với mức nhiệt khoảng 46 độ C làm 135 người thiệt mạng.

Ngày 14/9, cơn bão mạnh nhất thế giới Meranti càn quét qua Đài Loan, khiến 1 người chết, 44 người bị thương, gần 1 triệu hộ gia đình bị cúp điện và 720.000 hộ ở phía nam đảo này không có nước sử dụng.

Trận động đất mạnh 6.5 độ Richter xảy ra ngày 7/12 tại tỉnh Aceh, Indonesia làm 97 người thiệt mạng và  ít nhất 43.000 người đã bị mất nhà sau trận động đất. Đây được nhận định là tồi tệ nhất mà tỉnh này phải hứng chịu sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2004.

Bê bối tổng thống Hàn Quốc

Ngày 25/10, chính trường Hàn Quốc rúng động vì vụ bê bối của Tổng thống Park Geun Hye với người bạn thân "pháp sư" Choi Soon Sil.

Bà Choi còn bị cáo buộc dính líu vào nhiều vụ tham nhũng, lợi dụng mối quan hệ với tổng thống để gây sức ép buộc hàng chục tập đoàn lớn của Hàn Quốc đóng góp tài chính cho hai quỹ riêng.

Cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Park nổ ra mạnh mẽ trong nhiều tuần liên tiếp và lớn nhất trong 30 năm qua tại Hàn Quốc. Cơ quan công tố Hàn Quốc ngày 20/11 chính thức khởi tố người bạn thân "pháp sư" và hai cựu trợ lý thân tín của tổng thống.

Tong ket chau A 2016 anh 4

Người dân Hàn Quốc xuống đường kêu gọi Tòa Hiến pháp đẩy nhanh quá trình phế truất tổng thống. Ảnh: Reuters.

Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua đề nghị luận tội Tổng thống Park Geun Hye ngày 9/12, bà Park chính thức bị bãi nhiệm toàn bộ các chức vụ trong thời gian chờ phán quyết cuối cùng của Toà Hiến pháp. Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn sẽ trở thành quyền tổng thống, nắm quyền lãnh đạo toàn diện về cả đối nội và đối ngoại.

Như vậy, bà Park là tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị các công tố viên xem là “nghi phạm” trong quá trình điều tra.

Chuyến công du nhiều cảm xúc của Tổng thống Obama

Năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt chân tới nhiều quốc gia châu Á trước khi rời khỏi nhiệm sở.

Chuyến thăm từ ngày 23 - 25/5 của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam được đánh giá là bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa 2 quốc gia thông qua việc gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí, đạt được đồng thuận trong việc ủng hộ một trật tự khu vực, bao gồm cả trật tự tại Biển Đông...

Ông đã được người dân chào đón nồng nhiệt, đây là điều hiếm khi có với các lãnh đạo nước ngoài tới thăm Việt Nam từ trước tới nay.

Tong ket chau A 2016 anh 5

Tổng thống Mỹ Barack Obama dự cuộc trao đổi với hơn 600 bạn trẻ của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TP HCM

.

Ảnh:

Reuters. 

 

Tháng 9/2016, tổng thống Mỹ có chuyến đi cuối cùng tới các nước châu Á trên cương vị là ông chủ Nhà Trắng.

Tuy nhiên, những thông điệp mà Washington muốn truyền tải, như tái khẳng định chiến lược xoay trục, nhấn mạnh di sản của chính quyền Obama, đã bị lu mờ bởi những sự cố ngoại giao ngay tại sân bay Hàng Châu (Trung Quốc).

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Lào, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte to tiếng với ông Obama, và gọi ông là “đồ khốn”. Điều này nhắc nhở Mỹ về nguy cơ mới đến từ đồng minh cũ Philippines, lo ngại sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực để dàn xếp các tranh chấp lãnh thổ . 

Chiến dịch chống ma tuý ở Philippines

Kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 6/2016, Tổng thống Rodrigo Duterte là nhà lãnh đạo quyết tâm nhất trong cuộc chiến chống ma tuý mạnh tay ở Philippines.

IBTimes cho hay tính đến tháng 12/2016, hơn 6.000 người đã thiệt mạng trong chiến dịch truy quét ma túy mạnh tay ở quốc gia này.

Tong ket chau A 2016 anh 6

Nhà tù thành phố Quezon quá tải khiến các tù nhân phải thay phiên nhau ngủ trên sân bóng của trại giam.

Ảnh: Reuters.

Chiến dịch này vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế, thậm chí ông Duterte còn tuyên chiến với Liên Hợp Quốc sau khi cơ quan này lên tiếng quan ngại về các hành động vi phạm nhân quyền, giết người không qua xét xử của chính phủ Philippines

Tuy nhiên, cuộc khảo sát mới đây cho thấy 76% cử tri Philippines hài lòng với đường lối lãnh đạo của tổng thống đương nhiệm. “Bàn tay thép" của ông Duterte góp phần mang đến sự bình yên, ổn định trật tự cho những thành phố của Philippines. 

“Chúng tôi sẽ không nương tay. Những quyền con người không thể là lá chắn để phá huỷ đất nước chúng ta”, tổng thống Philippines nhấn mạnh.

Hạt nhân Triều Tiên gây bất ổn khu vực

Năm 2016, Triều Tiên đã làm dậy sóng khu vực khi tiến hành các vụ thử hạt nhân có sức công phá lớn và khẳng định thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân đủ để gắn vào tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên ngày 6/1 gây chấn động với tuyên bố đã thử thành công bom nhiệt hạch “một cách hoàn hảo”. 

Tong ket chau A 2016 anh 7

Vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc và dự luận quốc tế lên án. Ảnh: The Hans India.

Ngày 9/9, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5, được xác định có sức công phá gần bằng vụ đánh bom hạt nhân Hiroshima năm 1945. Thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng nhận được nhiều chỉ trích mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế.

Giáo sư Siegfried Hecker, ĐH Stanford (Mỹ), cảnh báo Triều Tiên đã đủ năng lực chế tạo 7 quả bom hạt nhân mỗi năm và có thể phát triển tên lửa bắn tới lục địa Mỹ trong vòng 10 năm.

Động thái này đẩy mạnh tình hình căng thẳng leo thang một cách đáng báo động và dấy lên nguy cơ xung đột vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân trong khu vực.

Những 'lần đầu' của thế giới trong năm 2016

Thế giới đã trải qua năm 2016 đầy biến động, trong đó có những sự kiện xảy ra lần đầu tiên để lại ấn tượng về một năm đáng nhớ cho người dân khắp thế giới.

Trump được TIME bầu chọn là Nhân vật của năm

Đánh bại 10 ứng viên khác, tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump trở thành Nhân vật của năm theo bình chọn của tạp chí TIME.

Trà My

Bạn có thể quan tâm