Ngoài loay hoay với đồng vốn đồng lãi hay chất lượng hàng hóa, người làm kinh doanh còn phải đau đầu cân đối phí thuê mặt bằng. Chỗ trung tâm, mặt đường thì đắt đỏ. Chỗ xa xôi hóc hẻm lại khó tiếp cận khách hàng.
Thuê mặt bằng - bài toán muôn thuở
Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những chợ vải và đồ thời trang lớn nhất miền Bắc. Thường ngày, không khí tại đây luôn nhộn nhịp người mua kẻ bán, những xe máy hay xe ba bánh chất đầy kiện hàng lớn nhỏ. Tuy nhiên từ khi dịch Covid-19 bùng phát, quang cảnh tấp nập này dường như chỉ còn trong trí nhớ của các tiểu thương.
Phủi bụi mấy mannequin bên ngoài cửa tiệm, chị Minh - một tiểu thương hơn 10 năm buôn bán tại đây - cho biết, thuê ki-ốt trong chợ đã đắt, thuê cửa hàng mặt đường chính như chị còn đắt hơn.
“Tiền thuê mặt bằng, điện nước khoảng 60 triệu đồng/tháng, chưa kể nuôi 4 nhân viên lương 7 triệu đồng/người. Một ngày hàng hóa không bán được nghĩa là thua lỗ. Như tôi mở mắt ra đã mất 2 triệu đồng", chị bày tỏ.
Kinh doanh ế ẩm, nhiều tiểu thương lo không có tiền đóng mặt bằng. Ảnh: Việt Linh. |
Tương tự chị Minh, chị Mai Linh thuê một cửa hàng kinh doanh quần áo khoảng 20 m2 trên phố Hòe Nhai (Ba Đình, Hà Nội). Chia sẻ câu chuyện “bỏ thì thương, vương thì tội” khi thuê mặt bằng, chị thở dài: “Bạn bè bảo tôi tiền mặt bằng cao quá thì thuê chỗ rẻ hơn. Nhưng có buôn bán mới biết, nếu shop mình nằm ở hang cùng ngõ hẻm thì sao thu hút được khách hàng mới. Khách cũ nhiều lúc họ cũng ngại đi lại lắt léo, chẳng tìm đến mình nữa”.
Trước đây, tiền thuê mặt bằng ngốn của chị Linh 20 triệu đồng mỗi tháng. Từ đợt dịch, chủ nhà hỗ trợ giảm còn 12 triệu/tháng. Tuy nhiên, do lượng khách sụt giảm nên chị Linh vẫn đang gánh lỗ.
Giá thuê mặt bằng tại Hà Nội đã giảm 10-30% nhưng vẫn còn rất cao, khiến tiểu thương khó bám trụ. Ảnh: Việt Hùng. |
Thực tế hiện nay, chuyện giảm giá thuê mặt bằng chủ yếu thông qua đàm phán dựa trên tình cảm nhiều hơn trên cơ sở hợp đồng. Giá thuê có giảm nhưng tâm lý ngại đến trực tiếp cửa hàng của người tiêu dùng là có thật. Chuyện thưa khách là có thật. Bài toán đặt ra với các tiểu thương và doanh nghiệp bán lẻ lúc này là làm sao để vừa tăng doanh thu, vừa nhẹ gánh chi phí mặt bằng.
Giải pháp thời 4.0
Để giải quyết câu chuyện trên, nhiều người đã chuyển cửa hàng lên… Internet. Không cần thuê mặt bằng, các tiểu thương có thể khởi tạo một fanpage, hay sang hơn là lập website để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên giữa thời buổi người người, nhà nhà bán hàng online, làm sao để quảng bá hiệu quả fanpage, website ấy lại không dễ. Chưa kể những khó khăn khi tự mình chăm sóc khách hàng, xử lý đơn, tìm người giao nhận...
Khắc phục những khó khăn trên, nhiều tiểu thương lẫn doanh nghiệp tìm đến các sàn TM (TMĐT) như một cách “đứng trên vai người khổng lồ”. Farmers Market là một doanh nghiệp như vậy khi chuyển đổi số thành công cùng Lazada.
Dù mới lên sàn từ tháng 4, doanh thu gian hàng của họ đã tăng gần 20 lần so với tháng đầu. Trong Lễ hội mua sắm “Sale hè rực rỡ” mới đây của sàn này, Farmers Market ghi nhận doanh số ấn tượng khi bán được 1 tấn nho sau 3 ngày.
CEO Farmers Market cho rằng không bao giờ trễ để bắt đầu kinh doanh trên TMĐT. |
Nhờ chuyển đổi số, doanh nghiệp này giải quyết được nhiều vấn đề từng khiến họ đau đầu khi bán hàng offline, như tiết kiệm chi phí logistics và nhân sự nên có mức giá tốt hơn cho khách trên sàn; được chủ động sáng tạo các deal, combo, sản phẩm trên sàn; biết được sản phẩm nào hút khách, công cụ nào đem tới doanh số nhờ dữ liệu phân tích từ Lazada Seller Center.
Ngoài ra, doanh nghiệp không cần lo tìm đối tác vận chuyển hay kho bãi vì đã có đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp cùng hệ thống kho vận hiện đại của sàn TMĐT này.
Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, Lazada tiếp tục triển khai chương trình “Gói quyền lợi cho nhà bán hàng mới”, bao gồm: Hỗ trợ tận tình suốt 3 tháng từ khi đăng ký thành công đến khi có doanh thu đầu tiên; miễn phí 2 tuần gói Freeship Max - hỗ trợ phí vận chuyển cho nhà bán mới đủ điều kiện để tăng khả năng hiển thị, truy cập và tăng hiệu quả vận hành; tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu miễn phí nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Theo khảo sát của Savills Việt Nam, các khách thuê tiềm năng đang tìm kiếm ưu đãi giảm giá thuê lên tới 40%, trong khi giá thuê mặt bằng tại phố cổ Hà Nội chỉ giảm 10-30%.
Cho đến khi đôi bên cùng đạt được tiếng nói chung, việc lên sàn được xem là giải pháp không chỉ mang tính tạm thời mà còn là chiến lược lâu dài, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh ra toàn quốc chứ không chỉ gói gọn trong diện tích mặt sàn vài chục mét vuông.
Tuyến nội dung “Thương mại điện tử” do Zing và nền tảng TMĐT Lazada đồng hành thực hiện, nhằm mang đến cho doanh nghiệp và độc giả những thông tin hữu ích về xu hướng kinh doanh và tiêu dùng thời đại số.
Để tìm hiểu thêm về cách thức đăng ký gian hàng và các gói hỗ trợ từ Lazada, vui lòng tham khảo tại đây.
Bình luận