Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chất phóng xạ gây hội chứng ngủ như chết ở Kazakhstan

Hàng chục người dân trong một làng ở Kazakhstan thường xuyên rơi vào trạng thái ngủ liên tục trong vài ngày do họ phơi nhiễm một loại chất phóng xạ trong không khí.

va
Bác sĩ kiểm tra một đứa trẻ mắc hội chứng ngủ như chết trong làng Kalachi. Ảnh: RT

Cách thủ đô Astana khoảng 445 km và gần vài mỏ uranium, Kalachi là một trong những làng bình thường ở Kazakhstan. Nhưng từ mùa xuân năm 2013, người dân ở Kalachi chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ: Khoảng 20% trong tổng số khoảng 600 dân thường xuyên ngủ đột ngột và không ai có thể đánh thức họ. Họ có thể ngủ khi đang làm việc vào ban ngày. Giấc ngủ của nhiều người kéo dài tới 6 ngày, News đưa tin.

Người dân trong làng cũng thừa nhận họ luôn cảm thấy buồn ngủ và có thể ngủ ở mọi nơi, vào mọi thời điểm. Chẳng ai có thể giải thích nguyên nhân hay kiểm soát cơn buồn ngủ. Các triệu chứng xảy ra trước và sau giấc ngủ bất thường bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, thấy ảo giác. Họ chẳng nhớ bất kỳ điều gì sau khi tỉnh giấc. Nhiều đứa trẻ trong làng không thể tự đứng do chúng luôn cảm thấy chếnh choáng. Vì thế chúng phải nằm trên giường trong phần lớn thời gian của ngày. Chỉ riêng trong mùa hè năm ngoái, 60 người trong làng phải vào bệnh viện vì "dịch bệnh ngủ".

Alsu Shjeladeva, một phụ nữ lớn tuổi trong làng, kể rằng một số người đàn ông phát hiện mùi thơm khi họ xuống những mỏ uranium hoang vắng gần làng.  

"Chúng tôi rất muốn biết thứ gì trong những mỏ hoang đó. Mọi người đều sợ rằng một ngày nào đó cả làng sẽ ngủ triền miên", Alsu nói.

Krasnogorsk, một thành phố gần làng Kalachi, trở thành nơi hoang vắng sau khi người ta ngừng khai thác các mỏ uranium.

Một nhóm phóng viên của RT phát hiện nồng độ phóng xạ trong một mỏ uranium gần làng Kalachi cao gấp 16 lần so với mức bình thường trên mặt đất. Ảnh: RT
Một nhóm phóng viên của RT phát hiện nồng độ phóng xạ trong một mỏ uranium gần làng Kalachi cao gấp 16 lần so với mức bình thường trên mặt đất. Ảnh: RT

Rất nhiều nhà khoa học đã tới làng Karachi để tìm hiểu nguyên nhân, song họ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Khi kiểm tra những người hay ngủ nhất, các chuyên gia nhận thấy lượng chất dịch trong não họ cao hơn so với người bình thường.

"Họ mắc một dạng rối loạn thần kinh do sự tích tụ bất thường của chất dịch trong não, nhưng chúng tôi không hiểu tại sao chất dịch lại tích tụ", Egor Korovin, một trong những bác sĩ tới làng Kalachi, kể.

Mấy ngày trước, giáo sư Leonid Rikhvanov, một nhà nghiên cứu của chính phủ Kazakhstan, kết luận rằng những mỏ than gần làng gây nên hiện tượng ngủ như chết, Daily Mail đưa tin.

"Nước tràn vào những mỏ hoang gần làng. Mực nước tăng dần khiến những túi khí radon bên dưới nhô lên mặt đất. Khí radon khiến con người rơi vào trạng thái mơ màng rồi ngủ", Leonid giải thích.

Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 2)

Một cậu bé người Anh khiến mẹ sửng sốt khi miêu tả chính xác nơi ở của cậu trong kiếp trước. Đó là một ngôi nhà màu trắng nằm trên bờ biển.


Leonid và các đồng nghiệp thuộc Đại học Bách khoa Tomsk ở Kazakhstan đã thực hiện hàng nghìn thử nghiệm trong khu vực xung quanh làng trong hơn 4 năm để tìm nguyên nhân gây nên hiện tượng ngủ như chết. Tuy nhiên, những biện pháp truyền thống để đo nồng độ phóng xạ không thể giúp họ phát hiện radon trong không khí.

Radon là một chất khí không màu, không mùi, không vị. Nó hình thành trong quá trình phân rã của uranium, một nguyên tố phóng xạ. Nếu radon xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, nó có thể gây ung thư phổi.

Mặc dù nồng độ radon trong các mỏ tương đối thấp, song chúng vẫn gây nên hậu quả tai hại đối với những người sống ở phía trên.

Chính quyền địa phương đang xem xét khả năng đưa toàn bộ người dân trong làng tới nơi khác bởi họ nhận định khử toàn bộ radon trong khu vực là việc bất khả thi.

Dân ngủ như chết vài ngày trong làng gần mỏ uranium

10% số dân trong một làng ở Kazakhstan thường xuyên rơi vào những giấc ngủ bất thình lình trong nhiều ngày, song họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng ấy.

Hoàng Tuyết

Bạn có thể quan tâm