Sáng 8/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Tại dự thảo luật, cơ quan soạn thảo - TAND tối cao đề xuất nhiều chính sách tư pháp theo hướng có lợi cho người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời bổ sung các biện pháp xử lý theo hướng thủ tục tố tụng thân thiện.
"Roi vọt sẽ làm các cháu chai sạm"
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nói, trẻ em thuộc nhóm đối tượng chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, kinh nghiệm đời sống, kiến thức pháp luật. Trong khi đó, hệ thống pháp luật hình sự hiện hành còn quá nặng nề với người chưa thành niên.
Từ thực tiễn trên, dự thảo luật được xây dựng với nhiều chính sách nhân văn, như không được giam giữ người chưa thành niên với người lớn, thay vào đó phải có trại giam riêng. “Trại giam là nơi giam giữ người phạm tội, có những tội phạm chuyên nghiệp, nếu giam giữ trẻ em trong môi trường này, có khi đứa trẻ được đào tạo thành tội phạm chuyên nghiệp", ông Bình nói,
Trước ý kiến lo ngại nếu quá nhân văn với người dưới 18 tuổi phạm tội "không khác gì thả tội phạm ra đường", Chánh TAND tối cao dẫn nghiên cứu từ nhiều quốc gia cho thấy, nếu ưu tiên áp dụng các biện pháp chuyển hướng thay vì đưa trẻ vào trại giam, tỷ lệ tái phạm có thể giảm tới 85%.
Nhấn mạnh, nhà tù không bao giờ được coi là môi trường giáo dục tốt, ông Bình nói: "Roi vọt, trại giam sẽ làm các cháu chai sạn với hình phạt phạm tội. Từ việc làm quen như vậy sẽ không sợ nữa. Đó là lý do tội phạm tăng", Chánh án TAND tối cao nêu, và nhấn mạnh chỉ áp dụng biện pháp trừng phạt đưa vào nhà tù khi không còn giải pháp nào khác.
"Đừng có hy vọng tù thật nhiều, phạt thật nhiều thì tình hình tội phạm sẽ giảm. Đó là quan điểm sai", ông Nguyễn Hòa Bình nói.
Cần thủ tục riêng biệt với người chưa thành niên
Ngoài nội dung trên, dự thảo luật còn quy định, trong vụ án hình sự nếu có người bị buộc tội là người chưa thành niên và người đã thành niên thì phải tách vụ án đối với người chưa thành niên để giải quyết độc lập.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, việc tách vụ án như đề xuất tại dự thảo là cần thiết, bởi có những vụ án phải kéo dài trình tự. “Nếu không tách vụ án để xử lý độc lập, mà vẫn xử lý chung và kéo dài như trên, trẻ sẽ rơi vào trạng thái tâm lý rất căng thẳng. Ngược lại, nếu tách vụ án, người chưa thành niên sẽ được áp dụng các thủ tục pháp lý riêng biệt, đảm bảo quyền lợi tốt hơn”, ông Bình phân tích.
Đại biểu Lê Thanh Phong, Chánh án TAND TP.HCM cũng tán thành với đề xuất tách vụ án có người chưa thành niên để giải quyết riêng. Theo ông Phong, có tách vụ án mới thực hiện được quy định của dự thảo luật về việc rút ngắn thời hạn giải quyết vụ án của người chưa thành niên bằng ½ thời hạn vụ án của người lớn.
“Nếu để cùng trong một vụ án sẽ dẫn đến thời hạn tố tụng cho người chưa thành niên đã hết nhưng thời hạn tố tụng của người lớn vẫn còn”, ông Phong cho rằng điều này có thể dẫn tới việc không thể giải quyết được vụ án.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhận thêm nhiệm vụ
Sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Tiểu sử tân Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh
Bà Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1967, là Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội kiêm Phó trưởng ban tổ chức Trung ương, trước khi được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội.
Tiểu sử tân Phó thủ tướng Lê Thành Long
Ngày 6/6, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, làm Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.