Bài nói chuyện của Boyan, chàng trai 20 tuổi người Hà Lan trên TED-Talk đã thu hút gần 2 triệu lượt xem. Không dừng lại ở đó, chàng trai này từng bước hiện thực hóa dự án này, anh thành lập một đội ngũ, thử nghiệm thực tế cỗ máy mơ ước.
Co.Exist từng phỏng vấn Boyan năm ngoái khi công ty Ocean Cleanup của anh này đăng tải một nghiên cứu và bắt đầu gây quỹ. Hiện tại, số tiền thu được đã lên đến hơn 2 triệu USD.
Kể từ đó, các mẫu thử quy mô thực tế được hoàn thiện và sẽ vận hành vào mùa hè này. Boyan nói rằng anh và nhóm cần hiểu kỹ càng hơn về tính chất của rác thải trong Thái Bình Dương trước khi đưa thiết bị hoàn thiện xuống nước.
Phác họa máy dọn rác đại dương khi hoạt động. Ảnh: Ocean Cleanup. |
Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng đa số các thông tin quá mù mờ hoặc không cập nhật. Họ dự dịnh dùng 50 con thuyền để thu thập mẫu rác thải từ Hawaii đến bờ biển California. Số lượng rác cần được tính toán kỹ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của dự án, vốn sẽ phụ thuộc vào việc tái chế hoặc bán các rác thải còn giá trị.
Ocean Cleanup cũng đang chuẩn bị cho cỗ máy ở quy mô lớn hơn, đầu tiên là khu vực 2.000 mét vuông gần đảo Tsushima, nằm giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ước tính gần 30.000 mét khối rác dạt vào bờ biển Tssushima mỗi năm, và cư dân đảo này hi vọng giảm chi phí dọn dẹp lên đến 5 triệu USD mỗi năm. Đây được xem là thử nghiệm rất nhỏ so với quy mô đại dương như dự định.
Chân dung chàng trai Boyan Slat với ước mơ làm sạch đại dương. |
Boyan cho biết rào cản lớn nhất không chỉ ở công nghệ, mà còn ở đội ngũ. Anh ta phàn nàn về việc phải “làm mọi thứ bạn không định làm khi bắt đầu”, anh nói với FastCoexist, “rất khó tìm những người đồng hành tuyệt vời, bạn cần những người xem rào cản công nghệ là cảm hứng và thử thách, chứ không nản lòng vì chúng. Hi vọng chúng tôi sẽ sớm giải quyết các vấn đề hiện tại và mở rộng quy mô toàn cầu sớm nhất có thể”.