Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chân dung tỷ phú đứng sau Global Witness

Chính phủ các nước như Anh, Thái, Malaysia... đều phẫn nộ trước những phi đầu cơ của George Soros vì nó gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế.

Chân dung tỷ phú đứng sau Global Witness

Chính phủ các nước như Anh, Thái, Malaysia... đều phẫn nộ trước những phi đầu cơ của George Soros vì nó gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế.

Tỷ phú George Soros - người đứng sau Global Witness, tổ chức đang cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai và tập đoàn cao su Việt Nam phá rừng ở Lào, Campuchia sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Budapest, Hungary. Soros học tập ở London, Anh và lập nghiệp ở New York, Mỹ. Thành danh với vai trò một nhà đầu cơ, nhà tài phiệt, nhưng hóa ra giấc mơ đầu đời của Soros lại là trở thành trí thức. 

 

George Soros - tỷ phú có nhiều "tai tiếng".

Soros thành lập quỹ đầu cơ của mình, Quantum Fund, với mục đích ban đầu là kiếm được tầm nửa triệu USD để theo đuổi giấc mơ “nhà văn kiêm nhà triết học”. Sau này, khi đã giàu, dù đã đổ hàng đống tiền quảng bá cho “lý thuyết phản thân” (reflexivity theory) của mình, giấc mơ triết học và viết lách của Soros vẫn chưa được như mong muốn.

Cứ cách quãng 10 năm, Soros viết một cuốn sách dự báo hệ thống kinh tế thế giới sắp rơi vào khủng hoảng. Hai cuốn đầu viết xong, thế giới vẫn nguyên lành, tới cuốn thứ ba hệ thống tài chính mới chịu sụp đổ, nhưng vì những nguyên nhân không giống sách của Soros.

Những dự báo mang tính chất viễn kiến chẳng phải sở trường của Soros, cái gì mang tính chất dài hạn thường để lại cho vị tài phiệt này nhiều vị đắng. Thời giữa thập niên 90, sóng cổ phiếu công nghệ kéo dài nhiều năm ròng, nhưng Soros đều ngắm trượt. Đến lúc ông quyết “tất tay” thì đã đúng đỉnh. Năm 2000, quỹ Quantum Fund mất 60% chỉ trong có một năm. Soros tuyên bố nghỉ hưu.

Những vụ đầu cơ trục lợi mang tính phá hủy mới là sở trường của nhà tài phiệt này.

Phá vỡ ngân hàng Anh quốc

Đầu thập niên 1990, kinh tế Anh suy thoái, lạm phát cao gấp ba lần Đức nhưng Ngân hàng Trung ương Anh vẫn muốn bảo vệ cái neo tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đồng mark Đức. Ở thời đại của đồng tiền pháp định, lá chắn mạnh nhất cho một đồng tiền chính là cái uy của chính phủ và ngân hàng trung ương nước đó.

Khi ấy dù đồng bảng đã ở thế yếu khi một thời gian dài bị định giá ở ngưỡng dưới của biên độ giao dịch (so với đồng mark Đức), nhưng chưa tay đầu cơ nào dám bước qua "lằn ranh" này.

Phần vì sợ Ngân hàng Trung ương Anh can thiệp, phần vì họ hiểu, muốn bước qua ranh giới mà khải hoàn trở về, phải đặt một vị thế cực lớn và quá rủi ro; vì nếu đánh xuống không thành công ắt sẽ bị các tay đầu cơ khác xâu xé.

George Soros đã tiến hành 1 cuộc tấn công cực lớn, bán khống mạnh đồng bảng Anh hòng phá tan cái neo tỷ giá bảng Anh - mark Đức. Núng thế, Ngân hàng Trung ương Anh tăng vọt lãi suất từ 10% lên 12% rồi cam kết nâng lên tận 15% chỉ trong một ngày, kèm theo đó là bán ra ào ạt ngoại tệ để ổn định tỷ giá. Nhưng rút cục, 7h tối ngày hôm đó, sau cuộc họp khẩn cấp giữa Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trường Ngoại giao và Bộ trưởng Nội vụ, nước Anh đã phải để đồng bảng rơi tự do.

Sau này, Soros cho biết đã bán khống 10 tỷ USD bảng Anh và thu lời 1,1 tỷ USD chỉ sau một đêm. Sau "một số đêm nữa", Soros lãi tổng cộng 2 tỷ USD từ vụ đầu cơ này còn Bộ Tài chính Anh thiệt 3,4 tỷ bảng.

Một cú đầu cơ khủng khiếp, tuy kiếm được lợi nhuận cực lớn trong thời gian cực ngắn, nhưng Soros đã để lại nhiều tiếng xấu, là 1 kẻ phá hoại nguy hiểm.

Lợi dụng đánh bóng tên tuổi để đầu cơ

Khi mới chỉ là một nhân viên tầm trung chưa mấy tên tuổi trên Phố Wall, Soros đã hiểu danh tiếng quan trọng thế nào, và danh tiếng có thể biến thành tiền.

Năm đó, Soros thuyết phục được ban lãnh đạo hãng bảo hiểm Đức Allianz rằng giá cổ phiếu công ty đang rất thấp so với giá trị nội tại chỉ vì công ty này chưa chú tâm tới thương hiệu của mình.

Allianz nghe theo Soros và chi đậm đánh bóng tên tuổi, kết cục là giá cổ phiếu Allianz tăng mạnh. Tất nhiên Soros cũng kiếm lời không ít khi đã mua vào trước đó.

Nghi án kẻ gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997

Năm 1997, một lượng lớn đồng bath Thái bị bán để đổi sang USD và rút ra khỏi Thái Lan, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã không thể chống đỡ do không đủ USD, buộc phải phá giá đồng bath xuống một nửa so với tỷ giá cũ. Kinh tế Thái lan lập tức rơi vào khủng hoảng. Vết dầu loang này đã lan sang đồng ringgit của Malaysia, đồng won của Hàn Quốc, peso của Philippines, rupiah của Indonesia.

Từ tháng 6/1997 đến tháng 7/1998, đồng baht Thái, won Hàn Quốc, ringgit Malaysia và peso Philippines rớt trung bình 40%, riêng đồng rupiah Indonesia rớt tới 83%. GDP danh nghĩa của khu vực Đông Nam Á mất 218,2 tỷ USD (31,7%) trong năm 2008. Chính phủ Thái Lan, Hàn Quốc thất cử, chính phủ Indonesia bị lật đổ.

Mặc dù không có những bằng chứng cụ thể rõ ràng nhưng người dân Thái tin chắc Soros chính là người đứng sau "cuộc phá hoại" này.

Danh sách các nạn nhân của Soros còn dài, như phi vụ tấn công đồng rúp của Nga năm 1998 làm đồng rúp rơi 15% chỉ trong 5 ngày. Soros bỏ túi hàng triệu, tỷ USD trong các cơn khủng hoảng tài chính.

Chính phủ các nước như Anh, Thái, Malaysia và thậm chí là Mỹ đều rất phẫn nộ trước sự đầu cơ tàn nhẫn của Soros, gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nói là chính phủ các nước từng là nạn nhân của Soros cũng đã thấy được các sơ hở trong hệ thống của mình, học được các bài học, dù với cái giá rất đắt.

Theo CafeF/TTVN

Theo CafeF/TTVN

Bạn có thể quan tâm