Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chậm thanh toán 800 tỷ trái phiếu, Thái Tuấn phải bán rẻ bất động sản

CTCP Tập đoàn Thái Tuấn vừa công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi của 2 lô trái phiếu tổng giá trị hơn 800 tỷ đồng.

Tập đoàn Thái Tuấn phải đề xuất bán rẻ tài sản đảm bảo để có tiền thanh toán trái phiếu. Ảnh: IQC.

Theo thông tin công bố, 2 lô trái phiếu của Tập đoàn Thái Tuấn đang lưu hành có lãi suất 11%/năm, được thanh toán lãi 6 tháng/lần.

Trong đó, lô trái phiếu TTDCH2122001 được phát hành ngày 12/4/2021 kỳ hạn 18 tháng (đáo hạn ngày 12/10/2022), trị giá 300 tỷ đồng. Dư nợ tại thời điểm đáo hạn là hơn 316 tỷ đồng. Tính đến ngày 26/4/2023, Thái Tuấn mới thanh toán được hơn 1 tỷ đồng.

Với lô trái phiếu mã TTDCH2122002 được phát hành ngày 20/5/2021, kỳ hạn phát hành cũng là 18 tháng (đáo hạn ngày 20/11/2022), trị giá 500 tỷ đồng. Dư nợ tại thời điểm đáo hạn là hơn 526 tỷ đồng. Tính đến ngày 26/4/2023, Thái Tuấn mới thanh toán được hơn 29 tỷ đồng.

Tổng dư nợ tại thời điểm đáo hạn của hai lô trái phiếu là 842,3 tỷ đồng, nhưng tính đến hết tháng 4 năm nay, Thái Tuấn mới chỉ mới thu xếp trả được cho nhà đầu tư hơn 30 tỷ đồng, chưa bằng số lãi phát sinh.

Thời hạn thanh toán gốc, lãi của 2 lô trái phiếu trên đã khá lâu, song đến nay Thái Tuấn mới công bố tình trạng chậm trả. Theo đó, nguyên nhân đưa ra cho việc chậm thanh toán 2 lô trái phiếu trên là chưa thu xếp được nguồn thanh toán.

Với 2 lô trái phiếu kể trên, tài sản được Thái Tuấn dùng làm tài sản đảm bảo bao gồm 20 triệu cổ phần của tập đoàn (tổng mệnh giá là 200 tỷ đồng); nhà ở và quyền sử dụng đất tại địa chỉ 07-08-09 Trang Tử, phường 14, quận 5, TP. HCM và 2,6 ha đất tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (tổng giá trị 210 tỷ đồng, định giá bởi CTCP Giám định và Thẩm định tài sản Việt Nam).

Trước đó, Thái Tuấn đã đàm phán với các nhà đầu tư trái phiếu và được chấp thuận cho "bán rẻ" bất động sản số 07-08-09 Trang Tử từ 135 tỷ đồng xuống 75 tỷ đồng. Đồng thời, chấp thuận cho đại lý quản lý tài sản bảo đảm - BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 2 - kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm đến hết ngày 30/4 năm nay.

Trong trường hợp thu được tiền từ tài sản bảo đảm trên, trái chủ đồng ý cho Thái Tuấn được giãn nợ số tiền còn lại, tuy nhiên thời hạn cụ thể bao lâu không được công bố.

Ngoài ra, tài sản đảm bảo cho một trong hai lô trái phiếu của tập đoàn này còn có hơn 16 triệu cổ phần khác của Thái Tuấn, tổng giá trị gần 810 tỷ đồng.

Với lô trái phiếu này, Thái Tuấn dự kiến tổ chức hội nghị đàm phán với nhà đầu tư trong tháng 5, xin ý kiến kéo dài thời gian xử lý tài sản đảm bảo, cũng như thời gian đáo hạn.

Được biết, CTCP Tập đoàn Thái Tuấn tiền thân là CTCP Tập đoàn thời trang Thái Tuấn do ông Trần Hoài Nam làm Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

Tháng 8/2021, Thái Tuấn tăng vốn điều lệ từ 380 tỷ đồng lên 1.680 tỷ đồng, và duy trì đến nay. Như vậy, việc nâng vốn của công ty này được diễn ra ngay sau khi 2 lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng nêu trên được phát hành.

Về tình hình kinh doanh, Thái Tuấn ghi nhận mức doanh thu khá tốt trong những năm gần đây. Ngoại trừ năm 2020 doanh thu giảm mạnh xuống 440 tỷ đồng, do chịu tác động bởi dịch bệnh, còn các năm khác (2017-2021) đều duy trì trên ngưỡng 800 tỷ đồng.

Thêm gần 30 giám đốc doanh nghiệp bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

Các chi cục hải quan trên cả nước đã có thông báo tạm hoãn xuất cảnh thêm nhiều giám đốc, người đại diện pháp luật doanh nghiệp.

Hơn 1 triệu người được khoanh, xóa 37.500 tỷ đồng tiền thuế

Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, không còn khả năng nộp thuế.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm