Bởi tình hình dịch phức tạp và phải trông con nhỏ, chị Quý (Hà Nội) không về Vĩnh Phúc để thăm bố mẹ thường xuyên như trước. Hai vợ chồng chị quyết định lắp đặt Internet và sắm cho bà ngoại một chiếc smartphone để lên mạng cho đỡ buồn, thỉnh thoảng gọi video để ông bà được thấy cháu.
Tuy vậy, chưa đầy hai năm, chị Quý đã phải ba lần lập Facebook mới cho mẹ mình vì bà bị hack mất tài khoản. Dù đã kiên trì giảng giải, nhiều lúc chị cũng "bất lực" vì mẹ quá tin người.
Bố mẹ tìm đến con cái đầu tiên khi cần hỗ trợ về công nghệ
Chị Quý không phải trường hợp duy nhất lo lắng khi cha mẹ lớn tuổi sử dụng mạng. Gia đình anh Ly (TP.HCM) cũng nhiều phen hốt hoảng vì cha anh thường cài đặt những phần mềm rác và phần mềm lừa đảo vì không biết chúng chứa mã độc.
"Có lần, cha tôi gọi điện với giọng hốt hoảng, nói điện thoại bị nhiễm virus. Tôi phải nhờ đứa em hàng xóm qua kiểm tra giúp ông", anh Ly kể.
Người lớn tuổi ít có nhận thức về những rủi ro trên không gian mạng. |
Người trung niên và cao tuổi tại Việt Nam ngày càng tiếp xúc nhiều với Internet và mạng xã hội. Theo thống kê của trang We are Social, từ năm 2019 đến nay, tỷ lệ người dùng mạng xã hội ở độ tuổi trên 45 tăng từ 11,1% lên 15,5%. Smartphone và Internet ngày càng dễ tiếp cận, kéo theo số lượng người dùng thuộc lứa tuổi cao niên tăng lên. Tuy vậy, cha mẹ lớn tuổi cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của các trò lừa trên mạng.
Theo ông Yotam Gutman, thành viên tổ chức bảo mật SentinelOne, tin tặc thường nhắm đến người cao tuổi vì đây là những người ít kinh nghiệm và thiếu kỹ năng trong việc sử dụng công nghệ. Cao niên cũng là nhóm tuổi ít có nhận thức về những mối đe dọa trên mạng, hoặc có nhưng không đủ khả năng chống lại.
Cha mẹ lớn tuổi có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ từ con cái khi gặp các vấn đề về sử dụng Internet. |
Khảo sát của trang The Conversation cũng chỉ ra có khoảng 44% người lớn tuổi sẽ tìm đến con cái đầu tiên khi cần hỗ trợ về công nghệ. Tuy vậy, thực tế cho thấy không phải lúc nào người già cũng được hướng dẫn, hỗ trợ một cách thân thiện, thấu đáo từ con cháu mình.
Với áp lực công việc và cuộc sống bận rộn hiện tại, nhiều người không đủ thời gian và kiên nhẫn để hướng dẫn cho cha mẹ. Người lớn tuổi cũng có tâm lý tự ái, ngại nhờ vả con cái. Từ đó, những hậu quả khó lường thường xuyên xảy ra.
Giải pháp bảo mật Internet cho gia đình có người lớn tuổi
Trước những rủi ro của không gian mạng, nhiều người tìm kiếm giải pháp khác để bảo vệ người lớn tuổi. “Gia đình có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các giải pháp bảo mật tự động để bảo vệ ông bà, bố mẹ khi dùng Internet. Song song với việc nâng cao nhận thức của người lớn tuổi về an toàn trên mạng, con cái có thể chủ động tạo cho họ một môi trường mạng an toàn bằng giải pháp F-Safe của FPT Telecom", đại diện F-Safe chia sẻ.
Nhiều gia đình sử dụng các giải pháp bảo mật để bảo vệ người lớn tuổi trong không gian mạng. |
Giải pháp bảo mật F-Safe của FPT Telecom là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. F-Safe được tích hợp trên modem Wi-Fi, có khả năng bảo vệ toàn bộ thiết bị kết nối Internet, thông tin và dữ liệu cá nhân của người dùng. Bên cạnh đó, giải pháp cũng đảm bảo online an toàn cho các thành viên trong gia đình mà không cần phải thao tác thủ công.
F-Safe chặn virus, mã độc, botnet, các loại website theo dõi, thu thập dữ liệu của người dùng và tự động chặn các đường dẫn cùng website được đánh giá không an toàn. Chức năng này giúp thông tin cá nhân được lưu trữ trong thiết bị di động không bị đánh cắp hay phá huỷ. Khách hàng có thể theo dõi danh sách các đường dẫn bị chặn, chủ động chặn thêm hay bỏ chặn các website theo ý muốn.
F-Safe cho phép người dùng cài đặt lọc nội dung và thiết lập thời gian truy cập, thời gian nghỉ cho từng thiết bị sử dụng Internet. Tính năng này giúp người dùng đảm bảo thời gian online phù hợp và nội dung an toàn cho con trẻ hoặc người lớn tuổi khi dùng Internet.
Từ 1/7, khi đăng ký Internet FPT hoặc combo Internet và Truyền hình FPT với các gói Super 80, Super 100, Super 150 có triển khai modem Internet Hub AC1000C-V2 hoặc modem GPON AC1000F, khách hàng được miễn phí 2 tháng dịch vụ F-Safe. Sau thời gian ưu đãi, cước phí tính theo giá 10.000 đồng/tháng (chưa bao gồm VAT). Độc giả liên hệ tổng đài FPT Telecom 19006600 để biết thêm chi tiết.
Bình luận