Theo đó, hội nghị đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, nguồn lực dự trữ cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc phục hồi chậm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp; thấu hiểu và chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua. Chính phủ luôn quan tâm, đồng hành, tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp với tinh thần “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”.
Theo báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 7 tháng đầu năm nay của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dịch Covid-19 tác động không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên khu vực doanh nghiệp vẫn có điểm sáng. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng tình hình mới, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Ở những thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thương mại điện tử, triển lãm số…
Các doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, cộng đồng, tổ chức cứu trợ, vận chuyển và thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện trên cả nước. Chưa kể, những đóng góp lớn về tài chính vào quỹ vaccine quốc gia và hỗ trợ các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng là nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp Việt Nam đối với đất nước.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hội nghị cho thấy sự quan tâm, động viên kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp trong những ngày cao điểm của dịch.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có những đóng góp nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Theo đó, bà đề xuất xã hội hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách chính phủ. Doanh nghiệp và người dân sẵn sàng trả chi phí vaccine, xét nghiệm và các thủ tục khác. Bộ Y tế cho cơ chế để triển khai.
Lãnh đạo Vietjet cũng đề nghị Chính phủ sớm hỗ trợ các hãng hàng không bằng những gói vay ưu đãi lãi suất, sẵn sàng cho việc bật tăng trở lại. Theo đó, sau thời gian giãn cách chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng mở lại đường bay quốc tế và nội địa, chúng ta cần chuyên gia, thương gia, nhu cầu chữa bệnh, giáo dục, du lịch…
Để triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần đồng bộ các ứng dụng CNTT để mọi người đều cần có mã QR để khai báo y tế và trạng thái tiêm chủng, xét nghiệm thường xuyên. Bà cũng đề xuất thúc đẩy dự án đầu tư hạ tầng, cầu đường, sân bay, đường sắt, giao thông đô thị, tạo hệ thống logistics hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhất là xuất khẩu. Những chính sách hỗ trợ cũng cần có cho ngành giáo dục, thúc đẩy mô hình trực tuyến.
Bên cạnh đó, nữ doanh nhân còn đề xuất Chính phủ quan tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, sản xuất kinh doanh cá thể, từ đó ổn định cuộc sống người dân bao gồm lao động phổ thông, tự do. Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo mong muốn Chính phủ tin tưởng doanh nghiệp tư nhân trong việc tham gia gánh vác các chương trình lớn, thúc đẩy phục hồi sau dịch bệnh.
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng cần ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong nhà máy, khu công nghiệp, lái xe... để thực hiện mục tiêu kép, vừa sản xuất vừa phòng dịch, hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng.
Trong hội nghị, Thủ tướng nhận định: “Các doanh nghiệp đã hỗ trợ xã hội bằng tấm lòng và trái tim, viết nên nét văn hóa nhân văn, thiết thực và hiệu quả. Tôi hy vọng tinh thần này tiếp tục được các doanh nghiệp phát huy trong thời gian tới, góp phần chung tay chiến thắng dịch Covid-19”.
Thủ tướng cũng nhắn nhủ các doanh nghiệp ở thời điểm “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, đội ngũ doanh nghiệp phải quyết tâm, cố gắng hơn để vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội phát triển.
6 tháng đầu năm, Vietjet lãi 127 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet công bố nhiều kết quả khả quan trong báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2021.
CEO Vietjet lý giải doanh thu tài chính gần 1.400 tỷ của hãng
Doanh thu tài chính quý I đạt 1.395 tỷ đồng của Vietjet đến từ đầu tư các giấy tờ an toàn, tỷ suất lợi nhuận cao và đầu tư dự án đang phát triển.
Vì sao 'trắng' xe chở sầu riêng tươi xuất khẩu Trung Quốc?
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, từ 16/1 đến nay, hầu như không có xe chở mặt hàng sầu riêng quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Xem thêm bình luận