Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO Thon Hair Care chia sẻ bí quyết quản lý kinh doanh dạng chuỗi

Kinh doanh dạng chuỗi là mô hình đang phát triển tại thị trường Việt Nam với nhiều hình thức như tự mở hệ thống, thông qua nhà phân phối độc quyền, nhượng quyền thương mại…

Doanh nhân Vũ Mạnh Cầm là người sáng lập Thon Hair Care - chuỗi dịch vụ chăm sóc tóc, điều trị da đầu, đồng thời là Giám đốc điều hành Thon Mentor. Sau khi nếm trải thất bại trước khi thành công với chuỗi dịch vụ Thon Hair Care, Vũ Mạnh Cầm có những chia sẻ bổ ích với người trẻ đang mong muốn xây dựng mô hình kinh doanh dạng chuỗi.

Vu Manh Cam anh 1

Anh Vũ Mạnh Cầm cùng đội ngũ nhân sự tại Thon Hair Care.

Với thị trường hơn 90 triệu dân, tốc độ đô thị hóa cao, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu bán lẻ. Muốn bán lẻ thành công, thương hiệu phải có mặt ở mọi ngóc ngách của thị trường. Đây là lý do khiến kinh doanh dạng chuỗi phát triển không ngừng trong nhiều năm qua tại Việt Nam.

Có 2 hình thức kinh doanh dạng chuỗi là phát triển thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu. Tại Việt Nam, nhượng quyền thương hiệu là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhưng chỉ có ít doanh nghiệp thực sự thành công. Trên thực tế, hình thức nhượng quyền thương hiệu tạo ra nhiều khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung trên phương diện quản lý, dễ xung đột lợi ích… Nhiều cái tên đã chết yểu trước khi kịp tạo tiếng vang trên thị trường.

“Tự phát triển thương hiệu là hình thức ít được các doanh nghiệp chọn lựa vì nó có nhiều khó khăn trong việc mở rộng cả về vốn, lẫn năng lực quản lý. Tuy nhiên, đây lại là hình thức phát triển bền vững và tạo ra nhiều người tài”, anh Mạnh Cầm chia sẻ. Giám đốc điều hành Thon Mentor cho rằng có 4 yếu tố quan trọng cần lưu ý khi quyết định mở chuỗi.

Đầu tiên là giá trị cốt lõi của thương hiệu. Khi có ý định xây dựng thương hiệu theo dạng chuỗi, bạn nên chú trọng đến giá trị cốt lõi. Khi chưa định vị được giá trị cốt lõi, thương hiệu nhanh chóng trở nên mờ nhạt trên thị trường trước khi tạo được chỗ đứng. Vì vậy, bạn cần xác định hướng đi mà chuỗi hướng đến.

Thứ hai, startup cần cân nhắc yếu tố thị trường,đánh giá đúng thị trường như nhịp độ tăng trưởng, tỷ trọng và thị phần (số lượng và cơ cấu người mua, tỷ lệ của mức bán buôn và bán lẻ), thị phần của nhóm khách hàng mục tiêu (điều nhà sản xuất quan tâm), thực trạng cơ cấu bán hàng (số lượng đại diện bán hàng bao gồm cả những người bán hàng theo giá niêm yết, hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của họ), sự xâm nhập thị trường khu vực (số lượng chi nhánh, vị trí của chúng, thị phần của những khách hàng chủ yếu tại thị trường địa phương)...

Quy trình quản lý chuỗi là vấn đề mấu chốt, lý do khiến nhiều chuỗi thương hiệu thất bại. “Sự bất đồng trong hệ năng lực quản trị, xung đột lợi ích, yếu kém quản lý… là lý do dẫn đến thất bại. Do đó, việc xây dựng cho chuỗi thương hiệu một quy trình quản lý vô cùng quan trọng. Đây là vấn đề làm đau đầu nhiều doanh nhân”, anh Cầm chia sẻ thêm.

Nếu chưa đủ khả năng tự xây dựng quy trình quản trị chuyên nghiệp, bạn có thể tìm đến những đơn vị cố vấn, doanh nhân thành công đi trước để lắng nghe lời khuyên.

Thứ ba, yếu tố marketing, hình ảnh rất quan trọng khi quản lý kinh doanh dạng chuỗi. Với thời đại Internet bùng nổ, marketing là vũ khí giúp doanh nghiệp bước ra thương trường. Việc đầu tư chú trọng marketing như hình ảnh, nhận diện thương hiệu, chương trình quảng bá, sự khác biệt của thương hiệu… là bước đi quan trọng để thành công.

Cuối cùng, bạn cần tính toán về lợi nhuận và thời gian hoàn vốn. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá sự thành bại của thương hiệu. Với mô hình kinh doanh dạng chuỗi, các doanh nghiệp khi phát triển ổn định sẽ bắt đầu kêu gọi nhà đầu tư để mở rộng mô hình. Để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp cần đảm bảo được mức lợi nhuận “khủng” đi kèm thời gian hoàn vốn tối ưu. Minh chứng rõ ràng nhất là con số tài chính từ các quán mà chủ sở hữu thương hiệu đã mở ra.

Kinh doanh dạng chuỗi là miếng bánh ngon với thị phần rộng mở, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt thị phần đó. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại trước ngưỡng bởi nhiều yếu tố.

“Hãy tìm đến những đơn vị cố vấn, nhà cố vấn kinh tế bạn tin tưởng để nhận lời khuyên cùng phân tích trước khi bước chân vào lĩnh vực này. Những yếu tố như thị trường, marketing, lợi nhuận, quy trình quản lý… thường được mọi người quan tâm nhưng chưa đủ kinh nghiệm để cân nhắc lợi - hại. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng những vấn đề liên quan trước khi quyết định mở rộng chuỗi để nhanh chóng hoàn vốn, sinh lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro”, anh Cầm kết luận.

Hạnh Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm