Ông Shin Dong Min - CEO Ngân hàng Shinhan cho biết ngày 18/12, đơn vị này chính thức đảm nhận mảng bán lẻ của ANZ tại Việt Nam.
Với lợi thế có sẵn cùng nguồn lực được chuyển giao, Ngân hàng Shinhan -ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc - sẽ tập trung mở rộng mảng kinh doanh thẻ và thanh toán trực tuyến.
- Thị trường ngân hàng Việt Nam và người dùng tại đây như thế nào trong mắt một ngân hàng nước ngoài?
- Năm 2017 chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam: nền kinh tế đang dần phục hồi và công nghệ chuyên biệt cho mảng ngân hàng nhận được sự đầu tư đáng kể.
Ví dụ như tại Ngân hàng Shinhan, chỉ riêng trong năm 2017, chúng tôi đã ra mắt đến 3 dịch vụ ứng dụng công nghệ cao là Ngân hàng Kỹ thuật số tận nơi, Thanh toán các giao dịch thẻ qua ứng dụng trên điện thoại di động và Nhận diện sinh trắc học khi sử dụng Mobile Banking. Cả 3 dịch vụ này đều mang tính tiên phong tại thị trường Việt Nam và hỗ trợ tối đa cho lợi ích người dùng.
Ngân hàng Shinhan có mặt tại Việt Nam vào năm 1993 với Văn phòng Đại diện tại TP. HCM và đến năm 2008 chính thức đi vào hoạt động. Chúng tôi chọn thị trường Việt Nam để đầu tư từ khá sớm vì đây là thị trường trẻ, năng động, mở ra rất nhiều cơ hội để chúng tôi tiếp cận và phục vụ các khách hàng.
- TP.HCM là thành phố phát triển nhất tại Việt Nam. Nếu so sánh mảng bán lẻ ngân hàng tại đây với các thành phố khác trong khu vực, ông thấy điểm gì tương đồng và khác biệt?
- Điểm tương đồng giữa TP.HCM và các thành phố khác trong khu vực là đều phát triển rất nhanh, cơ cấu dân số trẻ và thích tiếp cận các xu hướng công nghệ mới. Sự phổ biến của Internet và các thiết bị di động rất phù hợp với việc phát triển dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng di động, thanh toán trực tuyến... từ đó thúc đẩy mảng ngân hàng bán lẻ phát triển.
Tuy nhiên, so với các thành phố khác lân cận, nhu cầu chi tiêu và mật độ dòng tiền tiêu thụ trong nền kinh tế của TP.HCM chưa cao. Lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng ở mức thấp nên thị trường tài chính cá nhân của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều tiềm năng.
- Xin ông cho biết dự đoán của ông về xu hướng bán lẻ trong ngành ngân hàng Việt Nam năm sau?
- Bán lẻ được xem như xu hướng phát triển tất yếu của ngành ngân hàng. Tình hình kinh tế khả quan sẽ kích thích tăng trưởng tín dụng, cũng như các dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Những người trẻ tại Việt Nam rất năng động và thích tiếp cận các xu hướng công nghệ mới. Đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng kỹ thuật số. Các kênh phân phối trực tuyến linh hoạt hơn hẳn so với kênh truyền thống nên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Ngoài tiết kiệm thời gian và tăng tiện ích cho người dùng, việc đẩy mạnh số hóa trong bán lẻ còn giúp ngân hàng gia tăng doanh thu. Hơn nữa, Chính phủ đang đẩy mạnh thanh toán không sử dụng tiền mặt nên ngân hàng cũng đang phát triển các dịch vụ theo xu hướng này.
- Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1993 nhưng Ngân hàng Shinhan mới chỉ tập trung phát triển tại các thành phố lớn. Thời gian tới ngân hàng có kế hoạch vươn dài sức ảnh hưởng ra các khu công nghiệp mới hay các tỉnh khác không?
- Hiện nay, 26 chi nhánh
Trong thời gian tới, Ngân hàng Shinhan sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch và ATM đến khắp các tỉnh thành để phục vụ khách hàng.
Mặt khác, Ngân hàng Shinhan còn tạo điều kiện cho các bạn trẻ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp về công nghệ tài chính, giúp các bạn tiếp cận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm hiện thực hóa ý tưởng vào các dự án kinh doanh.
- Ông có thể cho biết tiến trình thực hiện thu mua khối bán lẻ của ANZ như thế nào? Ngân hàng Shinhan có kế hoạch gì để phát triển nguồn tài nguyên vốn có của ANZ?
- Ngân hàng Shinhan công bố thông tin mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ tại Việt Nam từ tháng 4 nhưng đến ngày 18/12 này, chúng tôi mới chính thức nhận chuyển giao từ ANZ. Hơn 8 tháng chuẩn bị là 8 tháng chúng tôi nỗ lực hết mình để chu toàn về nhân sự, hệ thống, quy trình vận hành… cũng như đợi sự chấp thuận từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 18/12, chúng tôi đã chính thức nhận chuyển giao từ ANZ với 2 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, các nhân viên thuộc khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ và hơn 125.000 khách hàng cá nhân tại Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ANZ Việt Nam. Trong đó có nhiều khách hàng là những người thu nhập cao, có thói quen mua sắm hiện đại. Đây là nền tảng tốt để Ngân hàng Shinhan mở rộng qua mảng kinh doanh thẻ.
Để làm được điều này, bên cạnh tận dụng thế mạnh từ nguồn khách hàng và sản phẩm của ANZ, chúng tôi còn tung ra nhiều sản phẩm chuyên biệt, đa tiện ích.
- Việc Ngân hàng Shinhan mua lại khối bán lẻ của ANZ có tác động đến những khách hàng hiện hữu của ANZ không? Phản ứng của họ trước thông tin này và trong thời điểm cận chuyển giao như thế nào?
- Ở vị trí của khách hàng, chắc chắn họ không thể tránh khỏi xáo trộn và lo lắng. Tuy nhiên, Ngân hàng Shinhan - với lợi thế về nguồn vốn lớn mạnh, công nghệ ngân hàng tân tiến và dịch vụ chuẩn mực Hàn Quốc - cam kết sẽ gia tăng tối đa lợi ích tài chính cho các khách hàng cá nhân từ ANZ chuyển sang, cũng như các khách hàng hiện hữu của Shinhan.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng tôi làm là tạo một quy trình chuyển giao thuận lợi nhất có thể. Các khách hàng từ ANZ chuyển sang trên cơ bản có thể giữ nguyên số tài khoản, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, thông tin dịch vụ Internet Banking…
Khách hàng chỉ cần ký xác nhận đồng ý chuyển thông tin sang Ngân hàng Shinhan là tất cả thông tin sẽ được hệ thống tự động cập nhật và họ có thể sử dụng tất cả các thông tin và thẻ cũ.
Chúng tôi cũng lập một trang thông tin riêng dành cho các khách hàng ANZ để giải đáp tường tận các thắc mắc của khách hàng. Các quyền lợi hiện tại của các khách hàng ANZ, sau khi chuyển sang Shinhan, hầu hết đều được giữ nguyên.
Tùy theo từng sản phẩm và dịch vụ, các quyền lợi này thậm chí còn được gia tăng rất nhiều lần. Tất cả nhằm để đảm bảo các khách hàng thuộc mảng bán lẻ của ANZ sẽ có trải nghiệm tài chính ưu việt nhất khi trở thành khách hàng của Shinhan.
Cho đến nay, tỷ lệ khách hàng cá nhân của ANZ đồng ý chuyển thông tin sang Ngân hàng Shinhan rất khả quan và đúng như mong đợi
- Nhóm khách hàng này sẽ được đảm bảo lợi ích cũng như thụ hưởng những trải nghiệm nào từ Ngân hàng Shinhan sau khi hoàn thành quá trình chuyển giao?
- Sau khi hoàn thành quá trình chuyển giao, các khách hàng thuộc mảng thẻ - bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, sẽ tận hưởng các ưu đãi chi tiêu lên đến 50% tại hơn 200 đối tác của Ngân hàng Shinhan, cũng như ưu đãi trả góp 0% lãi suất hoặc 0% phí chuyển đổi tại hơn 50 đối tác khác. Chủ thẻ còn nhận được ưu đãi mua 1 tặng 1 cho vé xem phim CGV, Lotte hoặc khi dùng cà phê tại một vài cửa hàng nhất định.
Hệ thống thẻ của Ngân hàng Shinhan rất đa dạng và khách hàng có thể tùy ý chọn lựa dòng thẻ thích hợp với các lợi ích như: tích điểm đến 5% giá trị thanh toán (Hi-Point), hoàn tiền mặt trực tiếp (Cash Back), đổi dặm bay (Travel Platinum)…
Thay cho việc phải mang theo rất nhiều thẻ như trước đây, các khách hàng hiện dùng điện thoại thông minh Samsung có thể cài đặt ứng dụng Samsung Pay, sau đó tích hợp thông tin thẻ vào ứng dụng và dùng điện thoại thanh toán trực tiếp khi giao dịch. Đây là một bước tiến mới trong công nghệ ngành ngân hàng nhằm gia tăng tiện ích và bảo mật cho người dùng thẻ.
Bên cạnh Samsung Pay, mảng ngân hàng số của Shinhan còn dẫn đầu thị trường với dịch vụ Ngân hàng Kỹ thuật số tận nơi và nhận diện sinh trắc học khi sử dụng Mobile Banking. Với dịch vụ Ngân hàng Kỹ thuật số tận nơi, chuyên viên tư vấn của Shinhan sẽ thực hiện các giao dịch và yêu cầu của khách hàng trên máy tính bảng, ngay tại địa chỉ của khách hàng, thay cho việc khách hàng phải đến tận chi nhánh như trước đây.
Với dịch vụ nhận diện sinh trắc học khi sử dụng Mobile Banking, khách hàng không cần phải nhớ tên và mật khẩu đăng nhập mà có thể đăng nhập và giao dịch bằng chính vân tay hoặc mống mắt của mình.
Các khách hàng từ ANZ chuyển sang còn được trải nghiệm các tính năng khác của hệ thống Internet Banking/Mobile Banking của Ngân hàng Shinhan như: chuyển tiền nhanh tức thì, các dịch vụ dành cho thẻ (thanh toán sao kê, đăng ký trả góp, đổi điểm thưởng…), vay thế chấp giải ngân tức thì, thanh hoán hóa đơn tự động… với mức phí ưu đãi. Một ưu điểm khác của Internet Banking/Mobile Banking của Shinhan là thời gian xử lý giao dịch cực kỳ nhanh và hệ thống bảo mật ưu việt giúp khách hàng an tâm tuyệt đối.
Một lợi ích nữa dành cho khách hàng không thể không kể đến chính là số lượng chi nhánh/phòng giao dịch và máy ATM của Ngân hàng Shinhan hiện dẫn đầu khối ngân hàng nước ngoài, sẽ mang đến nhiều thuận tiện hơn khi giao dịch.
- Khối bán lẻ mà Ngân hàng Shinhan mua lại từ ANZ sẽ được phát triển bằng chiến lược nào? Thay đổi như thế nào với thời ANZ?
- Khoảng 5 năm trở lại đây, một trong những chiến lược phát triển trọng yếu của Ngân hàng Shinhan là mở rộng phân khúc ngân hàng bán lẻ và tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn nữa cho các khách hàng cá nhân. Việc mua lại khối ngân hàng bán lẻ của ANZ và tập trung vào mảng kinh doanh thẻ cũng nằm trong chiến lược này.
Ban giám đốc hy vọng thương vụ này sẽ giúp Ngân hàng Shinhan cân đối hơn về cơ cấu sản phẩm, tạo sự cân bằng giữa mảng bán lẻ và phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Dự kiến sau khi tiến trình chuyển giao hoàn tất, Ngân hàng Shinhan sẽ vươn lên đứng thứ 5 về kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi có tham vọng sẽ vươn lên top 3 trong vòng 3 năm tới.
Để làm được điều này, bên cạnh tận dụng thế mạnh từ nguồn khách hàng và sản phẩm của Ngân hàng ANZ Việt Nam, chúng tôi còn tung ra nhiều sản phẩm chuyên biệt, đa tiện ích, nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua việc số hóa phần lớn các dịch vụ.
Bên cạnh các dịch vụ số của riêng Ngân hàng Shinhan, chúng tôi cũng hợp tác với các đơn vị ví điện tử, sàn giao dịch trực tuyến, ứng dụng thanh toán thông minh trên điện thoại… để giúp khách hàng thanh toán hoặc giao dịch trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng và hưởng nhiều ưu đãi.